Thứ năm 23/01/2025 22:20

Bố mẹ làm gì khi trẻ có dấu hiệu thấp, lùn?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sự phát triển của trẻ diễn ra theo từng giai đoạn, bình thường trẻ mới sinh cao 48-52cm... Từ năm 4 tuổi trở đi mỗi năm trẻ tăng khoảng 4-6 cm chiều cao. Nếu theo dõi chiều cao của con không đạt được như mức bình thường đó thì cha mẹ nên cho con khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao sớm.
Bố mẹ làm gì khi trẻ có dấu hiệu thấp, lùn?
Trẻ có dấu hiệu chậm tăng trưởng khi chiều cao mỗi năm không đạt như mức bình thường (ảnh minh hoạ)

Duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao

Từ khi con gái được 2,5 tuổi, chị N.T.P, 31 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thấy lo lắng vì chiều cao của cô bé phát triển rất chậm. Chị P đã đưa con tới các trung tâm khám dinh dưỡng và được chẩn đoán còi xương, chậm lớn. Quá sốt ruột, người mẹ này đã tìm mọi cách cải thiện chiều cao của con như: tẩm bổ cho bé bằng các loại sữa tăng chiều cao cũng như những sản phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên, thời gian trôi qua mà chiều cao của con gái chị vẫn thấp hơn mức trung bình 5-6cm.

Theo TS. Ngô Thị Phượng, khoa Nội Tiết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, con cái sẽ được thừa hưởng gen quy định chiều cao từ bố mẹ, tuy nhiên, chiều cao còn phụ thuộc vào các yếu tố khác bao gồm dinh dưỡng, luyện tập và hormon.

Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao thì có thể hỗ trợ tối đa khả năng phát triển của hệ cơ xương, giúp tăng chiều các cho trẻ. Các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển chiều cao bao gồm protein (đặc biệt là Lysin), canxi, kẽm, vitamin D, vitamin K2.

Ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao và sự vững chắc của bộ xương do ánh nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên cần lưu ý không bổ sung quá liều các thành phần dinh dưỡng kể trên để tránh tác dụng phụ có hại.

Bên cạnh đó là việc tập luyện thể thao. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể thao sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao do sụn tiếp hợp ở đầu xương được kích thích, từ đó giúp tăng trưởng mạnh. Các môn thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ: chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, xà đơn, bóng đá, bóng rổ… nên tránh các môn thể thao nặng như tập tạ vì sẽ làm cốt hóa sớm đầu sụn làm hạn chế chiều cao của trẻ.

Khi hệ nội tiết của trẻ hoạt động bình thường, tiết ra đầy đủ các hormon sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao bình thường. Hai loại hormon ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển chiều cao của trẻ là hormon tuyến giáp và hormon tăng trưởng (GH).

Các bác sỹ cho biết, tuyến yên của con người tiết ra hormone tăng trưởng GH cả ngày, nhưng vào ban đêm, lượng hormone này được giải phóng cao hơn gấp nhiều lần. Thậm chí đạt cao nhất nếu trẻ đi ngủ trong “khung giờ vàng” là từ 21 giờ tối đến 2 giờ khuya và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng.

Đồng thời, nếu trẻ ngủ ở tư thế thoải mái, cơ thể thả lỏng hoàn toàn, xương và sụn không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ áp lực hay sức ép nào thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển của chiều cao.

Bố mẹ làm gì khi trẻ có dấu hiệu thấp, lùn?
Cho trẻ đi bơi cũng là cách để kích thích tăng trưởng chiều cao (ảnh V.H)

Khi nào cần cho trẻ kiểm tra tầm soát chậm tăng trưởng?

Sự phát triển của trẻ diễn ra theo từng giai đoạn, bình thường trẻ mới sinh cao 48-52cm, khi được 1 tuổi bé sẽ tăng thêm khoảng 20-25cm, khi 2 tuổi tăng thêm khoảng 12cm, khi 3 tuổi thăng thêm khoảng 10cm, 4 tuổi tăng thêm khoảng 7cm. Từ năm 4 tuổi trở đi mỗi năm trẻ tăng khoảng 4-6 cm chiều cao. Nếu theo dõi chiều cao của con không đạt được như mức bình thường đó thì cha mẹ nên cho con khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao sớm.

Theo PGS-TS. Vũ Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Nội tiết, Chuyển hóa, Di truyền và Liệu pháp phân tử-BV Nhi Trung ương, việc chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ được xác định là khi chiều cao thấp dưới -2SD so với chiều cao trung bình của trẻ cùng tuổi, giới, cùng chủng tộc.

Nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ có thể do một số nguyên nhân như suy dinh dưỡng, bị các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng… Đặc biệt là nguyên nhân bệnh lý thiếu hormone tăng trưởng. Dù việc này chiếm một tỉ lệ rất thấp 1/4.000-1/10.000 nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chậm tăng trưởng ở trẻ và rất khó nhận biết sớm.

TS. Vũ Chí Dũng cho biết, thiếu hormone tăng trưởng (gọi tắt là hormone GH-Growth hormone) là tình trạng cơ thể trẻ không sản xuất hoặc phóng thích đủ hormone tăng trưởng để đáp ứng cho việc phát triển chiều cao đúng chuẩn theo tuổi và giới.

Để phát hiện ra bệnh lý này không chỉ dựa vào các xét nghiệm mà phải luôn luôn xem xét các triệu chứng lâm sàng. Ở giai đoạn sơ sinh, những triệu chứng lâm sàng sẽ biểu hiện như: hạ glucose máu, vàng da kéo dài, dương vật nhỏ ở bé trai.

Còn đối với trẻ lớn, tình trạng thiếu hormone tăng trưởng càng nặng thì trẻ chậm tăng trưởng càng sớm, ngoài ra còn kèm theo biểu hiện ở các triệu chứng xuất phát từ nguyên nhân thiếu hụt hormone GH như u sọ hầu, các u khác của não...

Thông thường, các ca thiếu hormone tăng trưởng thể nhẹ không ảnh hưởng đến sức khỏe và trí thông minh của trẻ, nhưng chiều cao quá thấp đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành sẽ khiến trẻ dễ mặc cảm, tự ti với bạn bè đồng trang lứa, cũng như gây ra những hạn chế cho các hoạt động sinh hoạt và công việc đòi hỏi về chiều cao. Vì vậy, cha mẹ cần hỗ trợ và định hướng cho trẻ những thói quen tốt trong đời sống hằng ngày, nhằm nuôi dưỡng chiều cao cho trẻ.

Cụ thể, bên cạnh chế độ dinh dưỡng và hoạt động vận động (là những yếu tố có thể can thiệp và thay đổi được) thì bố mẹ cần cho bé đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và đúng tư thế. Điều này sẽ có lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của chiều dài xương.

Ngoài ra, trong quá trình theo dõi con, nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về tăng trưởng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nội tiết Nhi để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất, không tự ý sử dụng các hormone tăng trưởng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhằm đảm bảo tốt công tác điều trị cho trẻ em nhiễm COVID-19 trong thời gian học sinh, sinh viên đến trường học tập trung trở lại, Sở Y tế Hà Nội giao Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tập huấn cho các đơn vị trong ngành công tác xử trí, chăm sóc, điều trị trẻ em mắc COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, bệnh viện trên chịu trách nhiệm khảo sát năng lực đáp ứng điều trị nhi khoa toàn ngành để lên kế hoạch hỗ trợ đơn vị tuyến dưới trong công tác điều trị trẻ em nhiễm COVID-19.

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các bệnh viện đa khoa có giường điều trị nhi khoa khẩn trương xây dựng phương án tổ chức tiếp nhận, điều trị trẻ em nhiễm COVID-19, sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao đáp ứng điều trị.

Không còn ép con học trong hè, nhiều phụ huynh đôn đáo tìm lớp ngoại khóa cho trẻ
Bé trai bị viêm phổi do đuối nước khi theo mẹ đi đăng ký học bơi
Tự đi học bơi, bé trai 10 tuổi phù phổi cấp
Cẩn thận với máy kéo tăng chiều cao
Bé gái 5 tuổi viêm gan cấp do dùng viên tăng chiều cao
Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động