Thứ sáu 24/01/2025 09:57

Các quốc gia phải có cơ chế bảo đảm việc xét xử các tội phạm về tra tấn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Điều 5 của Cống ước Chống tra tấn (Công ước) quy định các quốc gia cần phải có cơ chế để bảo đảm việc xét xử các tội phạm về tra tấn sẽ được thực hiện trong phạm vi rộng nhất có thể.
Các quốc gia phải có cơ chế bảo đảm việc xét xử các tội phạm về tra tấn. Ảnh minh họa
Các quốc gia phải có cơ chế bảo đảm việc xét xử các tội phạm về tra tấn. Ảnh minh họa

Điều 5 của Công ước quy định các quốc gia cần phải có cơ chế để bảo đảm việc xét xử các tội phạm về tra tấn sẽ được thực hiện trong phạm vi rộng nhất có thể, cụ thể như sau:

“1. Mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với những tội phạm quy định tại Điều 4 trong những trường hợp sau đây:

a) Khi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ thuộc phạm vi quyền tài phán quốc gia hoặc trên tàu bay hoặc tàu thuyền đã đăng ký ở quốc gia đó;

b) Khi người bị tình nghi phạm tội là công dân của quốc gia đó;

c) Khi nạn nhân là công dân của quốc gia đó nếu quốc gia đó thấy phù hợp.

2. Mỗi quốc gia thành viên cũng phải thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với những tội phạm nêu trên trong trường hợp người bị tình nghi phạm tội đang có mặt trên bất cứ vùng lãnh thổ thuộc phạm vi quyền tài phán của quốc gia và không thực hiện việc dẫn độ người này theo quy định tại Điều 8 đến bất kỳ quốc gia nào được quy định trong khoản 1 của Điều này.

3. Công ước này không loại trừ các quyền tài phán hình sự được thực thi/áp dụng theo pháp luật quốc gia”.

Theo quy định nói trên, các quốc gia có hai sự lựa chọn là: thiết lập quyền tài phán trên cơ sở quy định của Công ước; hoặc (áp dụng theo pháp luật quốc gia. Trong 166 quốc gia thành viên của Công ước tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các quốc gia đều quy định về quyền tài phán theo như quy định tại Điều 5 Công ước (Việt Nam cũng nằm trong số này). Tuy vậy, việc xác lập quyền tài phán của các quốc gia khác nhau có thể khác nhau. Một số quốc gia khi tham gia Công ước đã đưa ra tuyên bố riêng của mình về việc thiết lập quyền tài phán đối với tội phạm tra tấn.

Cũng cần phải lưu ý rằng, hành vi tra tấn bị cấm tuyệt đối. Do đó, hiện nay, thế giới đang công nhận tra tấn là một tội phạm thuộc phạm vi tài phán phổ quát, nghĩa là tòa án quốc gia có thể điều tra và truy tố một người bị nghi phạm tội tra tấn, không tính đến quốc tịch của bị cáo hoặc của nạn nhân hoặc đòi hỏi bất kỳ mối liên hệ nào với quốc gia nơi đặt tòa án.

Thẩm quyền phổ quát thường được mô tả như khả năng truy tố người có mặt trên lãnh thổ của một quốc gia về tội phạm thực hiện bên ngoài lãnh thổ của quốc gia đó mà không có mối liên hệ với quốc gia đó về quốc tịch của người bị tình nghi hoặc của người bị hại hoặc bởi việc gây nguy hại cho lợi ích của quốc gia đó. Công ước Chống tra tấn là điều ước quốc tế đầu tiên quy định về quyền tài phán phổ quát đối với các tội phạm tra tấn ngoài phạm vi của một cuộc xung đột vũ trang.

Bảo đảm quyền của người bị bắt giữ theo Công ước chống tra tấn
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được thể hiện qua các bản Hiến pháp của Việt Nam
Các quốc gia thành viên phải bảo đảm và tôn trọng quyền không bị tra tấn
Các quốc gia thành viên phải hình sự hóa hành vi tra tấn
Quyền được bồi thường thiệt hại của các nạn nhân bị tra tấn
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động