Cách làm làm hay, hiệu quả đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Công Phương |
Kịp thời ban hành các Nghị quyết thực hiện Luật
Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 6/12/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô, Kế hoạch số 398/KH-UBND ngày 31/12/2024 của UBND TP về việc tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức cuộc họp về việc xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025 và triển khai đợt cao điểm tuyên truyền, tập huấn Luật Thủ đô.
Tại cuộc họp, ông Tạ Mai Vũ, Trưởng phòng Văn bản pháp quy, Sở Tư pháp Hà Nội trình bày, các đơn vị đăng ký hoàn thiện và sẽ trình HĐND TP Hà Nội 8 Nghị quyết quy phạm và 1 Nghị quyết cá biệt trong kỳ họp HĐND TP vào tháng 3/2025. Có 1 quyết định trình UBND TP Hà Nội.
Tại kỳ họp HĐND TP vào tháng 5/2025, các đơn vị đăng ký hoàn thiện và sẽ trình HĐND TP Hà Nội 15 Nghị quyết quy phạm và 2 Nghị quyết cá biệt. Tại kỳ họp HĐND TP vào tháng 7/2025, các đơn vị đăng ký hoàn thiện và sẽ trình HĐND TP Hà Nội 17 Nghị quyết quy phạm và 2 Nghị quyết cá biệt. Tại kỳ họp HĐND TP vào tháng 9/2025, các đơn vị đăng ký hoàn thiện và sẽ trình HĐND TP Hà Nội 13 Nghị quyết quy phạm và 2 Nghị quyết cá biệt.
Tại cuộc họp, các Sở đã báo cáo về tiến độ hoàn thiện Nghị quyết cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoàn thiện Nghị quyết. Nhiều chuyên gia cũng tham gia góp ý vào việc xây dựng các Nghị quyết đang được các đơn vị hoàn thiện.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì cuộc họp. Ảnh: Công Phương |
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã lắng nghe, chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn của các đơn vị cũng như giao tiến độ cho các Sở để hoàn thiện Nghị quyết trình HĐND TP trong thời gian sắp tới.
"Các Sở cần tập trung hết nguồn lực vào làm Nghị quyết và quyết định của UBND TP. Sở Tư pháp rà soát lại tổng thể, khoa học, bảo đảm nhân lực, nguồn lực theo nguyên tắc những vấn đề bức xúc cần giải quyết ngay, những vấn đề phát triển kinh tế cần có độ chín để phân vào các kỳ họp rất khoa học. Chúng ta cần làm chắc, không hoàn thành để lấy thành tích. Do đó, các đơn vị cần sắp xếp sao cho khả thi", Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.
Trình bày báo cáo tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương đã báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch số 398/KH-UBND ngày 31/12/2024 của UBND TP về việc tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP Hà Nội và Kế hoạch số 09/KH-UBND tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP.
"Trong thời gian vừa qua, Báo Kinh tế & Đô thị, Đài truyền hình Hà Nội tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 với cách làm hay, làm rất tốt. Sở Tài chính cần sớm có hướng dẫn về kinh phí cho các báo, đài của TP Hà Nội gửi Sở Tư pháp để các báo chủ động tuyên truyền", Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, người dân Thủ đô đã biết đến Luật Thủ đô 2024, trong thời gian tới, cần tuyên truyền tập trung, trọng điểm, những Nghị quyết áp dụng ngay thì làm trước và tuyên truyền từng bước, sáng tạo để công chức, viên chức, người lao động, người dân biết, thực hiện.
3 nguồn lực” được chính quyền Thủ đô xem xét và sử dụng
TS. Dương Thị Thanh Mai, chuyên gia cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) cho biết: “Từ khi bắt tay xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội, “3 nguồn lực” đó đã được chính quyền Thủ đô xem xét và sử dụng để tạo ra cơ hội, điều kiện cho phát triển Thủ đô. Cũng chính vì lẽ đó mà Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa thể hiện được đường lối, tầm nhìn dài hạn của Đảng và Chính phủ, vừa thấm đẫm những giá trị cốt lõi của ý Đảng, lòng dân, sự quyết liệt trong hành động của chính quyền”.
Một trong những điểm được đánh giá cao của Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ chế phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ, giúp chính quyền Thủ đô có đủ thẩm quyền, tự chủ và trách nhiệm trong quá trình triển khai luật vào đời sống. Với sự phân cấp, ủy quyền cho HĐND, UBND TP Hà Nội và các cấp như quy định tại khoản 5, Điều 9; Điều 14 sẽ trao trách nhiệm và trao nhiều quyền hơn để Hà Nội có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan tới những điều kiện đặc thù của Thủ đô.
Ví dụ như hiện nay, Hà Nội đang đô thị hóa, mở rộng sang các vùng ven, thành lập những quận mới thì việc xây dựng hạ tầng là đòi hỏi rất cấp thiết, trong đó theo quy hoạch, Hà Nội sẽ xây dựng hàng chục cây cầu bắc qua sông. Với quy mô như vậy, thẩm quyền thuộc về Chính phủ, nhưng khi có Luật Thủ đô (sửa đổi), có cơ chế đặc thù thì Hà Nội có thể chủ động quyết định được chủ trương đầu tư, các vấn đề liên quan đến vốn, thi công...
Nhận định về tính đột phá này, TS Dương Thị Thanh Mai cho rằng, việc phân cấp, ủy quyền sẽ giúp chính quyền Thủ đô có thể chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quá trình triển khai các dự án một cách hiệu quả. Điều này cũng giúp Hà Nội không phải trông chờ vào nguồn vốn duy nhất từ ngân sách nhà nước mà còn có sự tham gia rất mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, từ các nhà đầu tư nước ngoài.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam (tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn phát triển, nghiên cứu kinh tế, phân tích chính sách và quản trị dự án) nhận định, nguồn lực của Thủ đô hiện rất lớn nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế Thủ đô hiện nay.
Để minh chứng cho điều này, TS. Lê Duy Bình ví dụ: “Mục tiêu đồng bộ kết cấu đường sắt đô thị TP Hà Nội với nhu cầu vốn đặt ra cho giai đoạn 2024-2030 (xây dựng 96,8km) là khoảng 14,6 tỷ USD; giai đoạn 2031-2035 (xây dựng 301km) là khoảng 22,5 tỷ USD. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2035 cần hơn 37,1 tỷ USD.
Trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước là điều rất khó khăn, do đó, khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực sẽ khơi thông hành lang pháp lý, tạo cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài. Khi đã huy động được nguồn vốn đầu tư bên ngoài, hiệu quả rõ rệt chính là để lại phần vốn đầu tư công cho ngân sách nhà nước để hỗ trợ phát triển những hạng mục cần thiết khác”.
Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 6/12/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về triển khai thi hành Luật Thủ đô và các Kế hoạch triển khai Luật Thủ đô 2024, Báo Kinh tế & Đô thị đã ban hành các Kế hoạch năm, kế hoạch cao điểm theo từng giai đoạn tuyên truyền, giới thiệu những điểm mới của Luật Thủ đô 2024 bằng hình thức tuyên truyền mới như: Talkshow truyền hình, Hội thảo khoa học, toạ đàm; thực hiện các tuyến bài chuyên sâu bằng hình thức báo chí hiện đại như: emagazine, longfom, infographic, podcast, video... Đặc biệt, với sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, ngày 19/8/2024, Báo ban hành Kế hoạch số 68/KH-KTĐT cao điểm tuyên truyên chuyên sâu theo lĩnh vực quy định tại Luật Thủ đô 2024 và các hướng dẫn thi hành. Báo Kinh tế & Đô thị đã xây dựng chuyên mục chuyên sâu về Luật Thủ đô trên báo Kinh tế & Đô thị; ấn phẩm in, chuyên trang điện tử Pháp luật & Xã hội, giới thiệu những điểm mới của Luật Thủ đô 2024 và triển khai Luật vào cuộc sống... |
![]() | Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa Thủ đô phát triển TS. Nguyễn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Ngoại Thương cho biết, quy định về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng ... |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại