Thứ tư 16/07/2025 07:17
Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cần quy định khai thác kinh tế từ thể thao chuyên nghiệp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Phạm Nam Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, cơ quan soạn thảo cần thể chế hoá đầy đủ 12 lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hoá và nên đề cập đến khai thác kinh tế từ thể thao chuyên nghiệp.
Ông Phạm Nam Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Đắk Nông
Ông Phạm Nam Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Thể chế hoá đầy đủ 12 lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hoá

Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Phạm Nam Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho biết, ông đồng tình với việc sửa đổi Luật Thủ đô để xây dựng Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và là đại diện, hình mẫu cho sự phát triển của đất nước.

Tại Điều 23 của Dự thảo, ông Phạm Nam Tiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần thể chế hoá đầy đủ 12 lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hoá theo tinh thần Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, thể chế vào Dự thảo những quy định tiên phong, mở đường (không chỉ về Trung tâm công nghiệp văn hóa mà bao gồm cả hạ tầng và không gian văn hóa) để phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn đã được xác định trong Chiến lược.

Ông Phạm Nam Tiến cho biết thêm, đối với lĩnh vực thể thao, dự thảo Luật đã đề cập đến “Công nghiệp văn hoá”, vậy có nên đề cập đến “công nghiệp thể thao”? Hay nói cách khác là khai thác kinh tế từ thể thao chuyên nghiệp. Tại nhiều quốc gia đây là lĩnh vực kinh doanh béo bở đem lại công ăn việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, cũng như doanh thu, lợi nhuận cao nhiều ngành kinh tế khác. Cụ thể, ở Mỹ, kinh tế thể thao chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP, đứng thứ 11/25 ngành kinh doanh hàng đầu của nước này. Quy mô tổng thị trường đạt 400-435 tỷ USD mỗi năm, gấp hai lần ngành công nghệ ô tô và gấp 7 lần ngành điện ảnh.

Ở Việt Nam, sự phát triển đi lên chuyên nghiệp có thể nói là tương đối nhanh và bền vững ở 1 số môn, điển hình là bóng rổ, giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) với nguồn thu ổn định mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào “ông bầu” hay ngân sách địa phương/bộ/ngành là ví dụ sinh động cho thấy tiềm năng to lớn của kinh tế thể thao nếu có cơ chế, chính sách hợp lý.

Góp ý về cơ sở hạ tầng văn hoá, thể thao, ông Phạm Nam Tiến cho hay, qua khảo sát thực tế của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục tại các cơ sở văn hoá, thể thao trên địa bàn TP Hà Nội, ông đánh giá rất cao công tác đầu tư, xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn TP với nhiều công trình hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân, đủ điều điện đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao quốc tế (Ba Đình, Cầu Giấy, Long Biên)...

Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể thao (không riêng Hà Nội) khi vận hành hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao lại gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính, sử dụng tài sản công, hay các quy định về đầu tư, xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, thể thao. Vì vậy, việc đưa vào Dự thảo các quy định mang tính “gỡ bỏ” các “nút thắt” về đầu tư PPP (tại Điều 38), cơ chế quản lý tài sản công (tại Điều 42) và ưu đãi đầu tư (tại Điều 45) có thể nói là giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay.

Cần làm rõ nội dung phát triển du lịch như văn hóa và thể thao

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, Điều 23 của dự thảo Luật nên chăng bổ sung thêm “du lịch” vào tên Điều này. Cụ thể là “Phát triển văn hóa, du lịch, thể thao” thay vì chỉ là “Phát triển văn hóa, thể thao”. Bởi lẽ, rõ ràng Thủ đô Hà Nội đã và đang ngày càng khẳng định rõ vị thế quan trọng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.

Và du lịch không chỉ đóng góp nguồn lợi đáng kể vào ngân sách Thủ đô mà còn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam. Do vậy, ông cho rằng, dự thảo Luật cũng cần làm rõ việc phát triển du lịch của Hà Nội với những chính sách đặc thù như văn hóa và thể thao.

Theo ông Phạm Nam Tiến, cần phải nhấn mạnh rằng, Thủ đô là trái tim của cả nước, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, đối ngoại… Vì vậy, cần có lực lượng báo chí, tuyền thông đủ mạnh để tuyên truyển thúc đẩy kinh tế, xã hội triển. Hà Nội có những tờ báo mà thương hiệu gắn liền với lịch sử, như Hà Nội Mới với 2 lần được Bác Hồ đặt tên…

Tôi biết hiện Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng đang có kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc biệt khi thực hiện Quy hoạch phát triển, quản lý báo chí toàn quốc giai đoạn II (từ năm 2025 trở đi) nhằm để báo chí, truyền thông đồng bộ với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội khác. Vì vậy, ông Phạm Nam Tiến cũng đề nghị cơ quan soạn thảo đưa nội dung này vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài
Hòa giải cơ sở đã góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương
Quy định thu hút, trọng dụng nhân tài cần đảm bảo tính khả thi
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

Về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58 và các Hội nghị liên quan, Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí về kết quả nổi bật của hội nghị và đóng góp của Việt Nam.
HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 đã chính thức khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Bí thư Thành ủy Hà Nội: phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Sáng 15/7, phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đã đề ra.
Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội: thảo luận công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội: thảo luận công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII

Sáng 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 23 xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động