Chủ nhật 13/04/2025 14:40

Cần thêm những chính sách thúc đẩy ngành bán lẻ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bên cạnh sự đồng hành từ phía các cơ quan chức năng thì các DN bán lẻ cần chủ động vào cuộc nhằm thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ và phát triển hạ tầng thương mại...
Cần thêm những chính sách thúc đẩy ngành bán lẻ
Người dân mua hàng hóa tại siêu thị Winmart Thăng Long, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Công tác bình ổn thị trường được triển khai hiệu quả

Theo số liệu thống kê, trong quý I/2025, TP Hà Nội đã thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá trước và sau dịp Tết Nguyên đán. Kinh tế của TP đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ kiểm soát tốt giá tiêu dùng, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 của TP tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2024. Ước tính quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 226,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Tại Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025, Bộ Công Thương đã giao chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2025 cho từng địa phương. Theo đó, TP Hà Nội phấn đấu tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở mức 18%.

Theo các chuyên gia, tiêu dùng nội địa tiếp tục là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng trong năm 2025. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam có những điều chỉnh đáng kể trong chi tiêu, tạo sức ép lớn đến các DN lĩnh vực bán lẻ. Để kích thích sức mua, tìm kiếm cơ hội phục hồi, việc tái cấu trúc chiến lược được xem là điều bắt buộc với DN.

Trong bối cảnh năm 2025 tình hình chính trị và kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong và ngoài nước. Do đó, mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhưng so với mục tiêu Chính phủ giao tăng trưởng GDP năm 2025 trên 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu đạt 12%, đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá và sự cố gắng nỗ lực của cộng đồng DN.

Doanh nghiệp bán lẻ cần chủ động vào cuộc

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng về tổng mức bán lẻ trên địa bàn TP là 18%, TP Hà Nội sẽ đồng hành cùng các DN bán lẻ trong việc phát triển hạ tầng thương mại, thu hút đầu tư, ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao đội ngũ nhân lực quản lý nhân sự, đẩy mạnh liên kết giữa thị trường

Hà Nội và các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống bán lẻ hiện đại. Phát triển mô hình tiêu dùng xanh, phát triển bền vững.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Nguyễn Anh Đức cho rằng, cần phải có những giải pháp căn cơ, dài hơi, tác động và hỗ trợ trực tiếp nhà sản xuất, nhà phân phối. Các chính sách cần hoạch định, áp dụng sớm hơn và mang tính liên tục, dài hơi hơn, qua đó giúp các DN có thể phát triển. Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Trần Thị Phương Lan nêu, để đạt mục tiêu trên, TP Hà Nội cần có các chính sách phát triển logictics, hỗ trợ các DN trong lĩnh vực phân phối bán lẻ để tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ.

Tăng cường tổ chức các sự kiện kích cầu tiêu dùng với các địa phương theo các chương trình thiết thực, cụ thể, từ đó tăng niềm tin của người tiêu dùng, kích thích tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng sức mua giảm do người dân thắt chặt chi tiêu như hàng may mặc, dệt may, bia, rượu, nước giải khát, điện tử, gia dụng.

Đồng thời, kết nối du lịch với dịch vụ, mở các điểm bán hàng tại các khu du lịch phục vụ khách tham quan mua sắm; chú trọng phát triển các mặt hàng lưu niệm và quảng bá các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP... của các địa phương tới khách du lịch trong và ngoài nước. Bà Trần Thị Phương Lan cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ năm 2025, ngoài sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng, rất cần sự vào cuộc của chính DN bán lẻ.

Bởi theo bà Lan, chúng ta yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước phải tiết giảm 30% thủ tục hành chính, tuy nhiên các DN bán lẻ chưa thực hiện được điều này, đặc biệt trong khâu thu mua sản phẩm đầu vào. Thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp kéo dài từ 30 - 60 ngày, gây khó khăn cho các DN mới khởi nghiệp, doanh thu nhỏ, vốn ít mới giúp tăng trưởng bán lẻ.

Cơ hội để ngành bán lẻ truyền thống tạo nên những đột phá Cơ hội để ngành bán lẻ truyền thống tạo nên những đột phá
Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng lên vào năm 2025 Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng lên vào năm 2025
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động