Thứ năm 23/01/2025 16:52

Cảnh báo nguy cơ hóc dị vật đường thở ở trẻ em từ những thói quen thường ngày

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mới đây, Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận và gắp thành công dị vật đường thở là mảnh nhựa đồ chơi cho bé H (4 tuổi, trú tại xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hoá).
Cảnh báo nguy cơ hóc dị vật đường thở ở trẻ em từ những thói quen thường ngày
Mảnh nhựa được lấy ra khỏi đường thở của bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Bệnh nhi nhập viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng ho cơn kèm theo nuốt nghẹn. Theo thông tin từ gia đình, bé H có biểu hiện ho cơn, sặc sụa, tím tái sau khi ho. Gia đình đã lập tức đưa bé đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để thăm khám.

Tại bệnh viện, kết quả chụp X-Quang ngực cho thấy hình ảnh dị vật cản quang vị trí cạnh đốt sống T4-5 bên trái. Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ quyết định chỉ định nội soi thực quản - dạ dày gắp dị vật cho bệnh nhi ngay.

Dị vật được gắp qua nội soi an toàn là một mảnh nhựa hình tròn kích thước 1,5x1,5cm ở 1/3 giữa thực quản.

Bác sĩ Hà Thị Cẩm Tú - Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo các gia đình: hóc dị vật đường thở là các tình huống rất nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào miệng, dị vật có thể bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh, sặc hoặc sau một một trận cười, khóc, ngạc nhiên, sợ hãi...

Vì vậy, các gia đình nên thận trọng và thường xuyên nhắc nhở trẻ, chú ý khi trẻ tiếp xúc với những đồ dùng nhỏ, có cạnh sắc, nhọn có thể gây tổn thương thực quản, khí phế quản như đầu bút, mảnh đồ chơi...

Nếu trẻ bị dị vật đường thở, sau khi xử trí ban đầu, cần nhanh chóng chuyển trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tin cậy trong thời gian sớm nhất có thể để công tác xử lý cấp cứu được kịp thời và ít tai biến, biến chứng.

Ngoài ra, phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần lưu ý: cất các đồ vật nhỏ như đồng xu, cục pin, lego, kim, tăm, gốm thủy tinh dễ vỡ…ngoài tầm với của trẻ; tập cho trẻ thói quen không được ngậm đồ chơi, đồ vật trong nhà; cho trẻ chơi với các món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi; quan sát cẩn thận khi trẻ đang chơi với các đồ chơi; kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn như cá, gà, chim… để đảm bảo rằng không còn xương trong đồ ăn của trẻ; trong khi trẻ ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa đùa giỡn...

Gắp thành công bóng đèn điện tử ra khỏi khí quản bé trai 10 tháng tuổi
Thói quen xấu khi làm việc khiến người đàn ông bất ngờ gặp họa
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động