Thứ năm 23/01/2025 12:11

Chi phí tái chế ở Việt Nam chiếm 40% lợi nhuận, doanh nghiệp than trời

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Doanh nghiệp đang rất lo lắng trước định mức chi phí tái chế (Fs) phải đóng theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường quá cao, thậm chí chiếm tới 40% lợi nhuận. Theo các doanh nghiệp, định mức tái chế và phí quản lý hành chính vẫn cao, chưa phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện tại, cần tiếp tục tính toán lại.
Chi phí tái chế ở Việt Nam chiếm 40% lợi nhuận, doanh nghiệp than trời

Chi phí tái chế ở Việt Nam chiếm 40% lợi nhuận. (Ảnh: Vũ Khuê)

Phí tái chế chiếm 40% lợi nhuận doanh nghiệp

Tại Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức gần đây, đại diện các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đều cho rằng, định mức chi phí tái chế trong Dự thảo Đề xuất định mức chi phí tái chế Fs và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ tái chế và xử lý chất thải (Dự thảo) còn khá cao và bất hợp lý.

Theo đó, định mức chi phí tái chế mà doanh nghiệp phải đóng để tái chế bao bì: Chi phí tái chế nhựa là 10.000 đồng/kg và Fs là 0,3 thì doanh nghiệp phải đóng 0,3 x 10.000 = 3.000 đồng cho mỗi kg bao bì nhựa sử dụng.

Như vậy, giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, với mức Fs đề xuất cho chai nhựa cứng PET, giá thành mỗi chai nước 500ml bị tăng lên 61 đồng, tương đương mức tăng giá 1,62%. Đó là còn chưa kể đến bao bì các tông, thùng đựng, phương tiện vận chuyển… đều phải đóng góp phí tái chế, khiến mức tăng giá có thể phải tăng gấp đôi mức nêu trên.

Bà Nguyễn Hồng Mỹ - Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam cũng nhìn nhận: Ngành tái chế nhựa Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu, đang gặp nhiều khó khăn, ngành bao bì nhựa là ngành gia công với công nghệ đơn giản, dễ làm nên biên lợi nhuận rất thấp, chỉ xoay quanh khoảng 5%, hay khoảng 10 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp có quy mô trung bình 200 tỷ doanh số mỗi năm. Với mức phí Fs như đề xuất tại Dự thảo thì chỉ riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi đã ít, đóng góp lại lớn, ngành nhựa Việt nam đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp.

Tương tự, ông James Ollen - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam TP HCM (AmCham Việt Nam) lo ngại định mức chi phí tái chế cao sẽ dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao. Điều này không chỉ gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân.

Ông James Ollen kiến nghị các bao bì, sản phẩm có giá trị tái chế cao chỉ nên để hệ số 0,1 để hỗ trợ việc thu gom, tái chế ở vùng sâu, vùng xa, nhưng không nên cao hơn mức này.

Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị: Tất cả các doanh nghiệp đều ủng hộ việc tái chế bao bì, tận dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, tuy nhiên tới 80% doanh nghiệp cho biết còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện. Do đó, nên áp dụng hệ số điều chỉnh 0 hoặc 0,1 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi cao hơn chi phí tái chế như kim loại, giấy các tông, nhựa cứng theo đúng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn.

Với các vật liệu khác, đề nghị áp dụng hệ số 0,2 cho chai lọ thủy tinh áp dụng hệ số 0,2 hoặc 0,3 cho giấy hỗn hợp, hệ số 0,3 cho bao bì đơn vật liệu mềm, 0,5 cho bao bì đa vật liệu mềm để Fs không bị quá cao.

Đối với các vật liệu có giá trị thu hồi thấp như bao bì ni-lon, bao bì giấy hỗn hợp rất cần đóng góp để hỗ trợ cho nhà tái chế nhưng giá trị Fs cần hợp lý. Các hiệp hội đề xuất Fs: Bao bì giấy hỗn hợp 2.575đ/kg; bao bì đa vật liệu mềm 4.378đ/kg; bao bì đơn vật liệu mềm, ngoại trừ túi ni-lon 1.802đ/kg, căn cứ Fs PRO Việt Nam.

Cùng đó, bỏ chi phí quản lý hành chính 2% khỏi đề xuất Fs. Để triển khai hiệu quả chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất: Cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế đối với một loại bao bì/sản phẩm trong cùng năm.

Thay đổi cách nộp từ tạm ứng trước vào đầu năm 2024 sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm 2024 để vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với phần bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế tại Việt Nam được tính hệ số điều chỉnh Fs bằng 0 để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vật liệu tái chế trong bao bì; xây dựng cơ chế ưu tiên/khuyến khích đối với các loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường làm bao bì; trong hai năm đầu (2024 và 2025) hướng dẫn thi hành, chưa xử phạt, có cơ chế tạo thị trường cho vật liệu tái chế.

Chi phí tái chế ở Việt Nam cao hơn châu Âu

Theo bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch VBA, dù dự thảo ngày 26/7 đã có điều chỉnh giảm một số định mức chi phí tái chế nhưng định mức tái chế (Fs) của Việt Nam vẫn cao hơn trung bình 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển. Ví như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

Đồng quan điểm, ông James Ollen - Giám đốc Điều hành của AmCham Việt Nam thông tin: Fs trong Dự thảo còn cao hơn nhiều mức trung bình Fs của 13 nước Tây Âu. Định mức chi phí tái chế cao sẽ dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Trong khi đó, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Chi phí tái chế được tính dựa vào khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp tái chế.

Về vấn đề định mức tái chế đang cao hơn so với trung bình các nước, ông Nguyễn Minh Khoa, cán bộ Văn phòng EPR quốc gia cho biết: Việc so sánh định mức tái chế (Fs) với các nước trên thế giới chỉ mang tính tham khảo bởi cơ cấu, cách thức tính phí, mục tiêu về tài chính, môi trường rất khác nhau...

Hà Nội: Trên 19.000 lao động được giải quyết việc làm trong tháng 7
“Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán”
Triển khai hiệu quả các giải pháp gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.
“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

Tại buổi đào tạo và ươm mầm doanh nhân trong chương trình Build CEO với chuyên đề “Dẫn dắt đội ngũ vượt qua thách thức” do Hội đồng Doanh nhân Việt - VCC (Vietnam CEO Council) tổ chức, sự kiện đã mang đến những chia sẻ chân thực, đầy giá trị cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mở ra “chìa khóa” trong việc gắn kết và phát triển thương hiệu.
Techcombank tiếp tục là nhà đồng đầu tư Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025

Techcombank tiếp tục là nhà đồng đầu tư Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4.
“Thủ phủ” bánh kẹo trên phố cổ Hà Nội nhộn nhịp mùa cuối năm

“Thủ phủ” bánh kẹo trên phố cổ Hà Nội nhộn nhịp mùa cuối năm

Chỉ còn hơn một tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi được ví như “thủ phủ” bánh kẹo ngoại, đã bắt đầu tấp nập và đông đúc người dân tới mua sắm.
Tỷ giá USD hôm nay 23/1/2025: đồng USD tăng nhẹ trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 23/1/2025: đồng USD tăng nhẹ trở lại

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 23/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.341 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay 23/1/2025: giá xăng dầu thế giới chưa tìm được đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 23/1/2025: giá xăng dầu thế giới chưa tìm được đà tăng

Giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới sẽ có sự thanh lọc lớn?

Thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới sẽ có sự thanh lọc lớn?

Năm 2024 được đánh giá là năm tạo nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản. Chu kỳ mới được kỳ vọng sẽ mang tới sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn về sản phẩm nhà ở cũng như sự thanh lọc lớn đối với các chủ đầu tư.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
Thị trường chứng khoán ngày 17/1: nhóm cổ phiếu công nghệ và vận tải biển với đà tăng tích cực

Thị trường chứng khoán ngày 17/1: nhóm cổ phiếu công nghệ và vận tải biển với đà tăng tích cực

Phiên giao dịch ngày 17/1, chỉ số VN-Index tăng tiếp gần 7 điểm, đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp đi lên.
Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda đã chính thức thông báo khai tử mẫu xe Mazda6 tại thị trường Autralia sau 22 năm hiện diện. Quyết định này đánh dấu một bước lùi của dòng xe từng được yêu thích, khi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khắt khe mới tại quốc gia này.
Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu đãi.
Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa chính thức trình làng Vespa 946 Snake – phiên bản giới hạn mới nhất thuộc dòng xe tay ga siêu sang mang tính biểu tượng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động