Thứ tư 16/07/2025 06:27
Luật Thủ đô (sửa đổi):

Chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô, Nghị quyết số 15-NQ/TW định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra nhiệm vụ cần “có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế”.
Bà Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội. ẢNH: Công Phương
Bà Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội. ẢNH: Công Phương

Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế

Cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết 15, Điều 17 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định: công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc trong các lĩnh vực, ở trong nước, ở ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt để phát triển một lĩnh vực, một ngành của Thủ đô được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức và được hưởng các chế độ, chính sách do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.

Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn nêu trên được ký hợp đồng làm việc hoặc được đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc thành phố Hà Nội.

Người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao; nhiều kinh nghiệm thực tiễn; có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục với chế độ đãi ngộ phù hợp do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định.

Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Đại tá Nguyễn Hữu Phúc, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa vấn đề chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một chính sách đúng đắn, cần thiết đối với Hà Nội. Bởi vì, trong nền kinh tế tri thức, cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh “chất xám”, cạnh tranh “nhân tài”, quốc gia nào có được nguồn nhân lực chất lượng cao, với đội ngũ nhân tài hùng mạnh, quốc gia đó có điều kiện để đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Đây cũng là sự tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX khẳng định: “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua con đường phát triển, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển”.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa ra cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng ưu tiên tuyển dụng và tăng thu nhập đối với những người tài là phù hợp theo xu hướng thu hút “chất xám”, “trọng dụng nhân tài” của các quốc gia trên thế giới hiện nay.

Theo ông Nguyễn Hữu Phúc, việc sửa đổi Luật Thủ đô trong tình hình hiện nay là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý thống nhất nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với cơ chế đặc thù của Thủ đô. Đồng thời, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách, tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục của nội đô…; tổng thể Luật Thủ đô (sửa đổi) có bố cục, kết cấu hợp lý, logic. Trong đó, có nhiều điều luật quan trọng về tổ chức bộ máy, nhân sự, có cơ chế đặc thù thu hút nhân tài và những đặc thù về nguồn tài chính, về các chính sách hỗ trợ đối với các lĩnh vực quản lý đô thị, xây dựng và nhà ở, phát triển nông nghiệp nông thôn…

Đại biểu Vương Quốc Thắng góp ý về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Vương Quốc Thắng góp ý về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Ưu đãi đặc biệt đối với những người có tài năng

Cùng góp ý về thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bà Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, bà đồng tình với cách thể hiện trong dự thảo, tuy nhiên để chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao có tính khả thi và đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô, cơ quan chủ trì soạn thảo cần dự kiến thêm các nội dung sau đây vì dự án Luật chưa thể hiện những nội dung này: tiêu chuẩn, điều kiện của nhân lực chất lượng cao; vị trí được tuyển dụng, bổ nhiệm; nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ một lần và chính sách ưu đãi khác về lương và thu nhập đảm bảo ổn định của nhân lực chất lượng cao so với các cán bộ, công chức, viên chức khác; chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp cho nhân lực chất lượng cao; quy trình, thủ tục tuyển dụng và bổ nhiệm cần đơn giản hơn; quyền và nghĩa vụ của nguồn nhân lực chất lượng cao khi trở thành cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô (quyền được hưởng chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm, nhà ở, thu nhập…).

Góp ý về nội dung thu hút nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cho rằng, cần trao quyền cho HĐND TP Hà Nội ban hành văn bản quy định cụ thể hơn các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng để có quy định về chế độ, chính sách phù hợp trong tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ. Đồng thời, để giữ chân được người tài, cần lưu ý đến một số điều kiện đảm bảo khác như xây dựng môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, tạo điều kiện cho người tài thăng tiến và cống hiến.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đoàn tỉnh Đồng Tháp), trong dự thảo Luật mới nêu ra các thủ tục, quy trình về mặt hành chính để một người nào đó có thể có những tài năng, thế mạnh nhất định ở những lĩnh vực nhất định thì sẽ được xét tuyển, sẽ được ký hợp đồng. Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Anh đề nghị, cần có một điều khoản ghi rõ và khẳng định, Hà Nội mời, khuyến khích, trọng dụng và có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những người có tài năng, có nguyện vọng cống hiến, làm việc tại các cơ quan thành phố. Có như vậy mới thể hiện được quyết tâm thu hút nhân tài của Thủ đô.

Sửa đổi Luật Thủ đô: Cần chính sách đặc thù để Thủ đô phát triển xứng tầm
Trình Quốc hội Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đặc thù
Tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

Về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58 và các Hội nghị liên quan, Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí về kết quả nổi bật của hội nghị và đóng góp của Việt Nam.
HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 đã chính thức khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Bí thư Thành ủy Hà Nội: phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Sáng 15/7, phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đã đề ra.
Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội: thảo luận công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội: thảo luận công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII

Sáng 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 23 xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động