Thứ tư 16/04/2025 08:28

Chủ động chuẩn bị các điều kiện đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dấu ấn đặc biệt về hành lang pháp lý để xây dựng, phát triển Thủ đô trong năm 2024 chính là việc Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội chủ trì phiên họp tháng 8/2024. Ảnh: Công Hùng
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội chủ trì phiên họp tháng 8/2024. Ảnh: Công Hùng

Dấu ấn đặc biệt về hành lang pháp lý để xây dựng, phát triển Thủ đô trong năm 2024 chính là việc Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong dấu ấn lịch sử đó có vai trò quan trọng của HĐND TP trong việc đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Luật và ban hành các quyết sách để triển khai, đưa Luật sớm đi vào cuộc sống.

Vào cuộc sớm, tích cực để thực thi Luật Thủ đô

Tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với tỉ lệ phiếu tán thành cao. Để có được sự đồng thuận cao đó phải kể đến quá trình cơ quan soạn thảo lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể Nhân dân Thủ đô vào Dự thảo Luật, trong đó không thể không nhắc tới vai trò của HĐND TP Hà Nội trong việc đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Luật.

Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, thời gian qua Thường trực HĐND, các ban của HĐND TP đã chủ động vào cuộc từ sớm, tham gia tích cực, trách nhiệm; đã phối hợp tốt với các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành T.Ư và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị lấy ý kiến đóng góp, các cuộc họp tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật...; phối hợp với các cơ quan trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô.

Luật Thủ đô 2024 được thông qua với 9 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, tăng thẩm quyền cho TP Hà Nội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát huy tốt mọi tiềm năng, thế mạnh, đồng thời huy động hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển xứng đáng với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước.

Ngay sau khi Luật Thủ đô được thông qua, để đưa Luật sớm đi vào cuộc sống, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã tham mưu Đảng đoàn HĐND TP có tờ trình báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về kế hoạch ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô. Dựa trên hiệu lực thi hành của các quy định trong Luật Thủ đô, Thường trực HĐND TP đã ban hành Kế hoạch số 11/KH-HĐND ngày 11/9/2024 về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024, trong đó dự kiến HĐND TP có 89 nội dung với 76 nội dung văn bản quy phạm pháp luật và 13 nội dung văn bản cá biệt.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan để quán triệt, triển khai, xây dựng các cơ chế, chính sách mới theo quy định của Luật Thủ đô. Chủ động phối hợp với UBND TP chuẩn bị kỹ các nội dung và tổ chức các kỳ họp HĐND để xem xét, quyết nghị thông qua các nghị quyết triển khai thi hành luật đúng quy định.

Theo đó, Thường trực HĐND TP đã phân theo lộ trình ban hành các nội dung cụ thể hóa Luật Thủ đô tại kỳ họp chuyên đề và kỳ họp thường lệ cuối năm với tổng số 17 nghị quyết. Trong đó, các nội dung được thông qua là những cơ chế, chính sách, cơ sở pháp lý quan trọng, tác động sâu rộng, kịp thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và giải quyết các vấn đề dân sinh, bức xúc của TP như: quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức; quy định thực hiện vùng phát thải thấp; mức tiền phạt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; các quy định về hoạt động của Khu công nghệ cao Hòa Lạc...

Với sự vào cuộc tích cực, chủ động của Thường trực, các ban HĐND TP, các cơ chế, chính sách thi hành Luật Thủ đô được thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng, tác động sâu rộng, kịp thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và giải quyết các vấn đề dân sinh, bức xúc của TP.

Dấu ấn trong hoạt động giám sát, chất vấn

Một trong những dấu ấn rõ nét trong hoạt động của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử TP Hà Nội trong thời gian qua chính là hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát trực tiếp tại kỳ họp thông qua phiên chất vấn, giải trình.

Năm 2024, HĐND TP tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng bảo đảm bài bản, khoa học, thực chất, hiệu lực, hiệu quả; đồng thời tiếp tục bám sát và triển khai có hiệu quả Đề án số 15-ĐA/TU ngày 12/5/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại TP Hà Nội và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND để nâng cao chất lượng hoạt động, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh xã hội của TP.

Thời gian qua, HĐND TP đã giám sát chuyên đề Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước thuộc TP Hà Nội. Đây là nội dung giám sát quan trọng nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước, hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, kết quả thực hiện, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật, nhiệm vụ do T.Ư, Thành ủy, HĐND TP giao nhằm triển khai và thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 07/8/2023 và Kế hoạch số 171-KH/TU, ngày 14/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội. Qua đợt giám sát đã góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ tại các cơ quan, đơn vị, đã ban hành báo cáo kết quả giám sát gửi tới kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND TP và Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy để xem xét theo quy định.

Bên cạnh đó, HĐND TP cũng tiến hành giám sát Việc thực hiện Nghị quyết của HĐND TP về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Qua giám sát chuyên đề, Đoàn giám sát HĐND TP đã tổng hợp và tiếp tục đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm của HĐND TP. Đặc biệt, sau phiên chất vấn, HĐND TP đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phiên chất vấn kèm theo phụ lục các nội dung, cam kết, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình để UBND TP và các cấp, các ngành tập trung khắc phục, các tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý Nhà nước đối với nội dung chất vấn.

Có thể thấy, trong thời gian qua, chương trình giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND TP đã được thực hiện cơ bản bảo đảm thời gian, các nội dung giám sát đúng trọng tâm, trọng điểm, sát thực tiễn. Việc theo dõi giải quyết các kết luận giám sát, tái giám sát tiếp tục được chú trọng, Thường trực HĐND TP đã chỉ đạo, phân công, giao theo từng lĩnh vực tới lãnh đạo chuyên trách các Ban của HĐND, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát; có văn bản đôn đốc, nhắc nhở nếu chậm giải quyết hoặc đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp, phiên giải trình của Thường trực HĐND TP. Những kết quả này đã đóng góp chung vào việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử TP Hà Nội.

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ
Triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường Thủ đô
Thịnh An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí...
Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Nhiều chuyên gia đều nhận định, Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra một khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 sẽ tạo điều kiện để Hà Nội triển khai quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, hài hòa không gian xanh sinh thái, xứng tầm là biểu tượng mới trong phát triển Thủ đô.
Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động