Chủ nhật 02/02/2025 19:32
Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

Còn những câu chuyện buồn...

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ phạm tội.
Nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng bị Công an huyện Đông Anh, Hà Nội bắt giữ Ảnh: CACC
Nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng bị Công an huyện Đông Anh, Hà Nội bắt giữ. Ảnh: CACC

Số đối tượng phạm tội có xu hướng trẻ hóa, các hình thức phạm tội ngày càng đa dạng, manh động và nguy hiểm hơn. Do đó, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành.

Theo CATP Hà Nội, các vụ việc thường xảy ra tại địa bàn các huyện ngoại thành, là nơi có kinh tế khó khăn, dân trí không cao, điều kiện cập nhật thông tin bị hạn chế nên thường xảy ra nhiều vụ việc hơn so với các quận nội thành. Người thành niên phạm tội gì thì hầu hết trẻ vị thành niên phạm tội đó: giết người, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, giao cấu với trẻ em, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản...

Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng không còn đơn giản là do bồng bột, thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính toán, chuẩn bị. Đáng chú ý, thời gian gần đây nổi lên tình trạng các thanh thiếu niên tụ tập thành các nhóm (có cả học sinh) thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích...

Thậm chí còn mang theo hung khí: dao, kiếm, tuýp sắt gắn dao bầu... để giải quyết mâu thuẫn, có nguy cơ gây ra các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Theo số liệu thống kê trong năm 2023, toàn TP Hà Nội xảy ra 231 vụ, 1.309 đối tượng. Tình hình tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi trong năm 2023 tăng 20 vụ so với năm 2022, hầu hết các hành vi vi phạm đều tăng.

Trong đó, hành vi tăng nhiều nhất là gây rối trật tự công cộng (tăng 32 vụ); một số hành vi giảm gồm: cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích, sử dụng trái phép chất ma túy...; giảm nhiều nhất là hành vi cố ý gây thương tích (giảm 14 vụ). Nổi lên và xảy ra nhiều nhất là hành vi gây rối trật tự công cộng xảy ra 84 vụ (chiếm 36,3% tổng số vụ xảy ra).

Các vụ việc chủ yếu xảy ra tại địa bàn các huyện ngoại thành. Đáng nói là các hành vi vi phạm có tính chất bạo lực, xâm hại đến thân thể, sức khỏe, tài sản có xu hướng tăng như: giết người (tăng 4 vụ), các hành vi xâm hại tình dục (tăng 3 vụ), cướp tài sản (tăng 7 vụ), cưỡng đoạt tài sản (tăng 1 vụ), trộm cắp tài sản (tăng 2 vụ).

Hiện vẫn còn tiềm ẩn tình trạng các thanh thiếu niên, học sinh tụ tập mang theo hung khí: dao, kiếm để giải quyết mâu thuẫn, điều khiển xe máy phóng nhanh, lạng lách, nẹt pô... làm mất trật tự công cộng và gây tâm lý hoang mang, bất an cho người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và có nguy cơ xảy ra các hành vi vi phạm tội khác như giết người, cố ý gây thương tích...

Các đối tượng vi phạm đa số là nam: 1.278 đối tượng (chiếm 97,6% tổng số đối tượng), chủ yếu có độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18: 959 đối tượng (chiếm 73,2%), hầu hết vi phạm lần đầu: 1.262 đối tượng (chiếm 96,4%), đã bỏ học: 614 đối tượng (chiếm 46,9%).

Nhìn chung, tình hình tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi vẫn còn nhiều tiềm ẩn, diễn biến phức tạp. Dự báo trong thời gian tới, các đơn vị trong CATP thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm nên tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên sẽ không tăng mạnh, tuy nhiên vẫn cần chú ý đến hành vi gây rối trật tự công cộng.

Vừa qua, tại hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay” do Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức, đại diện CATP Hà Nội đã có những đánh giá tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trên địa bàn TP. Đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên

Theo lãnh đạo CATP Hà Nội, thời gian tới, CATP sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động PBGDPL. Xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền PBGDPL trong từng giai đoạn, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các cơ quan, tổ chức, địa bàn. Các sở, ban ngành và đơn vị trong CATP phối hợp tích cực để công tác tổ chức thực hiện đề án đạt hiệu quả cao.
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đối tượng truy nã nguy hiểm Hoàng Văn Khánh ra đầu thú

Đối tượng truy nã nguy hiểm Hoàng Văn Khánh ra đầu thú

Ngày 2/2, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bắc Giang) cho biết đã vận động thành công đối tượng gây rối trật tự công cộng ra đầu thú.
Biểu hiện bất thường “tố” hành vi phạm pháp của gã đàn ông khi qua chốt kiểm soát

Biểu hiện bất thường “tố” hành vi phạm pháp của gã đàn ông khi qua chốt kiểm soát

Tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 6 - Công an TP Hà Nội dừng xe kiểm tra một người đàn ông điều khiển xe mô tô. Khi thấy lực lượng chức năng, người này lập tức quay đầu xe bỏ chạy.
Bắt 356 đối tượng đánh bạc trong ngày mùng 4 Tết

Bắt 356 đối tượng đánh bạc trong ngày mùng 4 Tết

Thông tin từ Bộ Công an, trong ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các lực lượng chức năng đã bắt 51 vụ, 356 đối tượng đánh bạc.
Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Ngày 21/1/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Công Phú, SN 1996, trú tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên về tội "Giết người".
Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Chiều 20/1, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng các bị cáo khác trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"...
Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Thực hiện kế hoạch của CATP Hà Nội về triển khai lực lượng 141 trong tình hình mới. Trong đêm 10 và rạng sáng 11/12/2024, 54 tổ công tác tại các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đồng loạt ra quân, tạo khí thế trấn áp tội phạm, kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi càn quấy trên đường phố.
Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Thông tin từ Công an quận Đống Đa, Hà Nội, trong quá trình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn, phòng chống tội phạm đường phố, tổ công tác 141H của đơn vị đã phát hiện một xe ô tô chở số lượng lớn bình "khí cười".
Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Vừa qua trong quá trình làm nhiệm vụ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt giữ một đối tượng mua bán trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động