Thứ sáu 24/01/2025 07:50

Công tác đào tạo nghề ngày càng được nâng tầm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Có thể thấy, khi một cơ sở đào tạo tốt sẽ giúp các bạn học viên yên tâm học tập, có được kiến thức, kĩ năng tốt và cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp...
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC; NSNA Lê Xuân Thăng – Nguyên Phó Chủ tịch Hội NSNA VN (VAPA) trong một lần tìm hiểu công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC; NSNA Lê Xuân Thăng – Nguyên Phó Chủ tịch Hội NSNA VN (VAPA) trong một lần tìm hiểu công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông

Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC; NSNA Lê Xuân Thăng – Nguyên Phó Chủ tịch Hội NSNA VN (VAPA) trong một lần tìm hiểu công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông cho biết: Yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Công tác gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đào tạo. Việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp có thể coi là bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.

Ngoài việc gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp; mục tiêu đào tạo phải gắn với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội thông qua việc mời các doanh nhân, các cán bộ quản lý, các chuyên gia có trình độ, có tâm huyết với giáo dục nghề nghiệp đến từ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan tham gia giảng dạy…; Cùng với đó, xác định doanh nghiệp như một chủ thể đào tạo là chủ trương mới của các trường trường cao đẳng hiện nay.

Đâu là giải pháp hữu hiệu để không bị “Chênh” giữa cung - cầu lao động?

Chia sẻ về điều này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết: trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, xu thế sử dụng lao động ngày càng đi vào thực chất thể hiện qua trình độ tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó, đối với người lao động để có một công việc tốt, ổn định hoàn toàn phụ thuộc vào việc lựa chọn ngành học phù hợp, môi trường học tập tốt và khả năng tay nghề sau đào tạo.

Trải qua quá trình, trao đổi và gắn kết thì các nhà trường như: Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông; Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn đều có được cơ sở vật chất tốt, môi trường năng động, thân thiện và minh bạch, Nhà trường còn xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập gắn với thực tiễn, yêu cầu của xã hội.

Các trường trên đều tập trung đào tạo những ngành nghề mà nhu cầu xã hội cần, rất khan hiếm lao động giỏi dù các doanh nghiệp trả lương rất cao. Đặc biệt, các nhà trường cũng dành nhiều thời lượng thực hành trong quá trình đào tạo, nhằm tạo môi trường thực tế giúp Người học thử sức, khám phá năng lực bản thân; tích lũy được những kiến thức mới mẻ và thực tế hơn.

Sau đại dịch Covid-19, các hoạt động đã được khôi phục trở lại, tỷ lệ tham gia lao động và tiền lương của người lao động ngày cang được tăng lên. Thế nhưng, nguồn cung lao động hiện vẫn chưa đủ cầu; tình trạng chênh lệch cung - cầu lao động rất lớn. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn và có tới 75% lao động chưa có chứng chỉ, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Theo Giám đốc Cty Dịch vụ cung ứng nguồn lao động Hoàng Minh Phát (Đồng Nai) cho hay, là cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nhà trường nên tập trung nhiều hơn vào kiến thức quy trình, huấn luyện kỹ năng cho người học; tăng cường liên kết để doanh nghiệp tham gia trực tiếp và giảng dạy tại nhà trường. Song song đó, nhà giáo của nhà trường cũng nên thường xuyên đến doanh nghiệp để tìm hiểu về công nghệ, kỹ thuật vận hành máy móc hiện đại… Ngoài ra, cùng nhau xây dựng giáo trình phù hợp nhất để đào tạo người học có tay nghề chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trong khi Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thì chia sẻ, khi nhà trường đưa sinh viên đến doanh nghiệp thực tập, giáo viên, giảng viên phải cùng đồng hành cùng sinh viên, làm việc, vận hành thiết bị công nghệ, máy móc tại doanh nghiệp. Như vậy, nhà trường sẽ thành công trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao được vị thế của mình; sinh viên được nâng cao kiến thức và cơ hội tìm được việc làm phù hợp; doanh nghiệp tuyển dụng được nhân lực đúng theo nhu cầu “ba bên cùng chiến thắng”.

Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) chia sẻ với sinh viên tại trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) chia sẻ với sinh viên tại trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

Đào tạo nguồn nhân lực cần “thích ứng” ngay công việc doanh nghiệp

Do đó, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà trường cần tăng cường hợp tác với doanh nghiệp khai thác trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại tại doanh nghiệp cho việc đào tạo nghề. Mặt khác, việc đào tạo phải để sinh viên ra trường luôn tự tin, năng động và bắt tay vào làm việc luôn chứ không để doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại.

Vì vậy, các nhà trường như: Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông; Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn hứa hẹn sẽ là nơi đào tạo ra đội ngũ lao động tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu lao động của các tỉnh, thành phố phía Nam và hướng đến đưa nguồn nhân lực đi hợp tác lao động nước ngoài để sau này quay về khởi nghiệp thành công....

Thông thường, các sinh viên sau khi tốt nghiệp, muốn làm việc tại nước ngoài sẽ phải học thêm tại các trung tâm xuất khẩu lao động trong 7 tháng với mức chi phí rất cao. Tin rằng, các trường Cao đẳng nghề luôn hướng đến công tác đào tạo bài bản ngay từ đầu về: chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong làm việc, văn hóa, nên ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tin tưởng xuất khẩu lao động làm việc ngay, mà không phải mất thêm 1 khoản chi phí nào. Sau tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng Cao Đẳng chính quy của Nhà trường và chứng chỉ quốc tế của các nước mà sinh viên đăng ký.

Đai diện Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông cho hay, từ lâu nhà trường đã coi doanh nghiệp là thành tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của nhà trường. Trong bối cảnh đất nước đang phục hồi và phát triển ngay sau địa dịch Covid - 19, thì sự gắn kết này càng trở nên quan trọng, giúp nhà trường có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, điều chỉnh, cập nhật chương trình theo hướng phù hợp thực tế sản xuất và đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, còn các doanh nghiệp có cơ hội tuyển chọn nguồn nhân lực phù hợp, có chất lượng và sẵn sàng nguồn nhân lực.

Việc hợp tác đào tạo nghề này còn giúp học sinh, sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp hợp tác với nhà trường, có nhiều cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp là nơi để thực hành tốt nhất, nhà trường là đào tạo phải gắn với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội thông qua việc mời các doanh nhân, các cán bộ quản lý, các chuyên gia có trình độ, có tâm huyết với giáo dục nghề nghiệp đến từ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan tham gia giảng dạy bằng chính kinh nghiệm và thực tế của mình...

Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) chia sẻ với sinh viên tại trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau “Với sự phát triển vượt bậc cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các nước trong khu vực châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ… đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.

Các địa phương tại phía Nam, các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất hiện đại có dây chuyền tự động hóa ở mức độ cao và tự động hóa hoàn toàn, dẫn đến nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về công nghệ khoa học kỹ thuật để làm chủ các dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng được yêu cầu sản xuất là rất lớn.

Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông; Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn cần tiếp tục tập trung đào tạo những gì xã hội cần, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và mong muốn của Người học. Đây là lý do mà các tập đoàn lớn, các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhiều năm liền hướng đến tìm hiểu, ký kết hợp tác đào tạo và tiếp nhận nguồn nhân lực của các trường Cao đẳng nghề...

Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) trao đổi với Ngài Madan Mohan Sethi – Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM về công tác chuẩn bị giao lưu các trường nghề của hai nước bên lề cuộc gặp tại Trung tâm XT,ĐT&TMDL tỉnh Bình Phước gần đây
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) trao đổi với Ngài Madan Mohan Sethi – Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP HCM về công tác chuẩn bị giao lưu các trường nghề của hai nước bên lề cuộc gặp tại Trung tâm XT,ĐT&TMDL tỉnh Bình Phước gần đây

Tin rằng, các trường cao đẳng nghề không ngừng trang bị hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp, áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, nghiên cứu thêm nhu cầu của doanh nghiệp để việc đào tạo ngày càng sát với nguồn nhân lực; nhất là các kỹ năng nghề quan trọng công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo, du lịch, nông nghiệp chất lượng cao…

Tăng cường hợp tác quốc tế về chương trình, khóa học sát với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

TP HCM: Nam sinh gặp nạn sau giờ thi môn Ngữ văn vào lớp 10
Quy định về ngưỡng đầu vào các ngành đào tạo sức khoẻ, giáo viên năm 2022
Hỗ trợ học phí 25.000 USD/người/năm đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài
Văn Dũng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động