Thứ năm 23/01/2025 10:54

Đại biểu HĐND TP Hà Nội kiến nghị tập trung nâng tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 7/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, các đại biểu HĐND TP đã thảo luận tại tổ về những nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ số 4.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ số 4.

Còn 149 xã chưa được cấp nước sạch

Đại biểu (ĐB) Lê Kim Anh (tổ ĐB quận Ba Đình) đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, mặc dù đối mặt nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự chỉ đạo, quản lý, điều hành quyết liệt của TP, sự vào cuộc của các sở, ngành và cả hệ thống chính trị, TP đã hoàn thành đạt kế hoạch 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có 5 chỉ tiêu đạt cao.

Về cấp nước sạch nông thôn, ĐB Lê Kim Anh cho biết, đến nay toàn TP còn 149 xã chưa được cấp nước sạch. Trong khi đây là vấn đề dân sinh, liên quan đến sức khỏe Nhân dân nên TP cần quan tâm có giải pháp quyết liệt cho vấn đề này.

Cùng nêu vấn đề cấp nước sạch nông thôn, ĐB Nguyễn Công Anh (tổ ĐB huyện Thanh Oai) nêu hiện nay các xã trên địa bàn huyện cơ bản chưa có đường ống cấp nước sạch, mặc dù TP đã chỉ đạo thay chủ đầu tư nhưng tình hình chưa có chuyển biến.

“Đây là vấn đề người dân rất mong đợi nên TP có giải pháp quyết liệt để thực hiện chỉ tiêu cấp nước sạch cho khu vực nông thôn” - ĐB Nguyễn Công Anh nói.

ĐB Nguyễn Nguyên Quân tham gia ý kiến vào tổ thảo luận.
ĐB Nguyễn Nguyên Quân tham gia ý kiến vào tổ thảo luận.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Nguyên Quân (tổ ĐB thị xã Sơn Tây) cho rằng phải phân tích, đánh giá sâu hơn về chỉ tiêu nước sạch nông thôn. Theo đó, chỉ tiêu hết năm 2022 dự kiến cấp nước sạch nông thôn đạt 85%, tương ứng tăng thêm 20 xã. Như vậy, toàn TP còn 149 xã chưa được cấp nước sạch, trong đó có 121 xã trước đây TP đã giao cho các nhà đầu tư thực hiện, còn 28 xã chưa có nhà đầu tư cần phải kêu gọi nhà đầu tư tham gia.

ĐB Nguyễn Nguyên Quân cho rằng, dự kiến năm 2023 chỉ tiêu cấp nước sạch nông thôn tăng thêm 5%, tức là thêm trên 20 xã là chưa hợp lý, cần xem xét kỹ hơn về chỉ tiêu này. Trong khi nhiều xã đã có nhà đầu tư nhưng chậm triển khai, cần tháo gỡ những vướng về cơ chế, thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ.

Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà phát biểu tại Tổ thảo luận.
Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà phát biểu tại Tổ thảo luận.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà cho rằng đây là vấn đề đã được đề cấp trong rất nhiều kỳ HĐND TP. Tuy nhiên đến năm 2022 thêm 20 xã, dự kiến sang năm thêm 25 xã nữa. Như vậy sẽ còn hơn 100 xã nữa chưa được cấp nước sạch trong những năm cuối nhiệm kỳ. Nếu tỷ lệ xã được cấp nước sạch như vậy chúng tôi thấy vấn chưa tích cực so với sự chỉ đạo của TP. Đây là nguyện vọng của cử tri, tiếng nói của các ĐB HĐND xã, thị trấn mong mỏi. Vì vậy TP sẽ phải cần phải xem xét, nghiên cứu lại để có phương án nâng tỷ lệ số xã được cấp nước sạch trong thời gian tới.

Quan tâm đầu tư hạ tầng cho các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao

ĐB Nguyễn Trường Sơn (tổ ĐB huyện Quốc Oai) kiến nghị TP quan tâm đầu tư hạ tầng cho các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, nhất là đối với các huyện còn khó khăn về nguồn lực. Cùng với đó, tiếp tục rà soát các dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ để đôn đốc triển khai. Xem xét hướng giải quyết về nguồn nhân lực cho cấp huyện, nhất là trong bối cảnh cấp huyện sẽ thực hiện rất nhiều phần việc sau khi TP thực hiện phân cấp, ủy quyền, nếu không có sự chủ động sẽ dẫn đến quá tải…

ĐB Nguyễn Việt Hà (tổ ĐB huyện Gia Lâm) cho rằng Nghị quyết 15 -NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Thủ đô cho thấy, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển đô thị và đưa 5 huyện trở thành quận, diện tích phát triển đô thị tăng lên. Đây là nhiệm vụ lớn với nhiều khó khăn, cách hiểu theo từng thời điểm cũng thay đổi. Ở huyện Gia Lâm, khó khăn lớn nhất là đảm bảo 100% diện tích được quy hoạch để phát triển đô thị. Vì vậy ĐB kiến nghị điều chỉnh vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm rà soát các nguồn lực, ưu tiên cho huyện Gia Lâm đầu tư hạ tầng khung, nhất là cho các dự án phát triển giao thông.

Về chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng, ĐB Nguyễn Nguyên Quân cũng đề nghị cần phân tích kỹ. Theo đó đến cuối nhiệm kỳ là 35%, hiện mới đạt 17,5% nên chỉ tiêu còn nhiều thách thức. Cùng với đó, tình hình vi phạm trật tự xây dựng vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, vai trò quản lý của Sở Xây dựng sau khi thực hiện chủ trương đội thanh tra xây dựng trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã cần phải quan tâm và đánh giá kỹ hơn.

Giám đốc Sở KH-ĐT Lê Anh Quân phát biểu tại Tổ thảo luận.
Giám đốc Sở KH-ĐT Lê Anh Quân phát biểu tại Tổ thảo luận.

Về nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công, tính đến thời điểm này, toàn TP mới giải ngân đạt 53%, ĐB Lê Anh Quân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tổ ĐB huyện Gia Lâm) cho biết, Sở đang làm giải trình để báo cáo UBND TP. Trong đó phân tích, bóc tách kỹ các nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý trong năm 2023.

Theo ĐB Lê Anh Quân, nguyên nhân lớn nhất vẫn là khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm GPMB, bố trí quỹ nhà tái định cư và giá nhà tái định cư, biến động tăng về giá cả vật tư, vật liệu đầu vào.

Hà Nội: Hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ hộ dân nông thôn được cấp nước sạch đến năm 2025 đạt 100%
Kiến nghị HĐND TP chỉ đạo quyết liệt Chủ tịch UBND các cấp phối hợp giải quyết án hành chính
Hà Nội: Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại
Thủy Tiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động