Thứ bảy 05/07/2025 11:22

Đại biểu Quốc hội: thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng, minh bạch và bình đẳng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 20/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp. Dự Luật tập trung rà soát, hoàn thiện các nội dung để xử lý các vướng mắc, bất cập các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành.
Các đại biểu Quốc hội tham dư Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu Quốc hội tham dư Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu thảo luận tại hội trường, các ý kiến đại biểu Quốc hội đều tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về thành lập, tổ chức và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và minh bạch. Đồng thời, tập trung sửa đổi các quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể, một số yêu cầu về giấy tờ doanh nghiệp phải nộp sẽ được bãi bỏ, thay thế bằng phương thức định danh điện tử dựa trên dữ liệu dân cư. Điều này không chỉ giúp giảm gánh nặng thủ tục mà còn nâng cao hiệu quả kiểm soát về tư cách pháp lý của người thành lập doanh nghiệp, đồng thời vẫn bảo đảm quyền tự do gia nhập thị trường.

Góp ý thêm vào Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Đoàn TP Hà Nội) nêu, khu vực kinh tế tư nhân có khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 940 nghìn doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện hành và dự thảo luật lần này chưa đề cập việc cải cách mô hình hộ kinh doanh, trong khi đây là nội dung trọng tâm đã được xác định tại Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ cần đưa ra lộ trình chuyển đổi toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp gắn với thời hạn xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026. Cùng với đó, cần sớm ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân để áp dụng cho các mô hình kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ. “Luật Doanh nghiệp được sửa đổi lần này trong bối cảnh Bộ Chính trị xác định khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, đây là “thời điểm vàng” hoàn thiện thể chế, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng, minh bạch và bình đẳng” - đại biểu nêu.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Đoàn TP Hà Nội) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Đoàn TP Hà Nội) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi, bổ sung về đối tượng được thành lập doanh nghiệp bao gồm viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra. Trường hợp viên chức là người lao động thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập; trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập thì phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp.

Góp ý liên quan nội dung này, đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) kiến nghị cơ quan soạn thảo rà soát quyền viên chức trong tham gia nghiên cứu khoa học và việc thành lập doanh nghiệp, qua đó, có quy định thống nhất giữa các văn bản luật, bảo đảm hiệu quả thực thi.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Đoàn TP Hà Nội) đánh giá cao việc Dự thảo Luật đã mở rộng quyền của viên chức tại cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu, nhưng lưu ý rằng Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (cũng được trình trong kỳ họp này) lại quy định rộng hơn, bao gồm viên chức tại tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tạo ra sự thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật. Theo đại biểu, cần lưu ý rằng, không phải mọi cơ sở giáo dục đại học công lập đều là tổ chức khoa học và công nghệ và ngược lại”, ĐB Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh và kiến nghị dự thảo luật này mở rộng đối tượng phù hợp với dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Một điểm nhấn đáng chú ý trong dự thảo là việc bổ sung 15 nội dung mới liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp; đây là nội dung quan trọng trong phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải kê khai thông tin về cá nhân, tổ chức thực sự kiểm soát hoặc hưởng lợi từ doanh nghiệp, kể cả khi họ không đứng tên trực tiếp. Việc yêu cầu cung cấp, cập nhật và chia sẻ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF). Đồng thời, quy định này sẽ được thiết kế theo hướng không phát sinh thủ tục hành chính mới, không gây thêm chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn tăng cường hiệu lực giám sát của cơ quan chức năng. Chính phủ sẽ ban hành Nghị định chi tiết hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xác định và khai báo thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi, bảo đảm đồng bộ với Luật Phòng, chống rửa tiền hiện hành.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Góp ý vào vấn đề này, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) cho biết, thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp trong gần 3 thập kỷ qua đã chứng minh việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện là một trong những quy định quan trọng, giúp nước ta phát triển kinh tế tư nhân. Thay vào đó, cơ quan Nhà nước tăng cường hậu kiểm khi có nghi ngờ.

Đại biểu đề nghị bổ sung cơ chế hậu kiểm theo quản lý rủi ro, chứ không kiểm tra tùy tiện, tùy hứng, gây mất thời gian của doanh nghiệp và dễ nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực. Theo đó, cơ quan Nhà nước phải xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro và kiểm tra doanh nghiệp theo tần suất cao đối với doanh nghiệp rủi ro cao và tần suất thấp hơn đối với doanh nghiệp rủi ro thấp.

Về điều kiện để doanh nghiệp được phát hành trái phiếu riêng lẻ, dự thảo bổ sung quy định “dư nợ không quá 5 lần vốn chủ sở hữu”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhận định, đây là vấn đề đã gây tranh cãi rất nhiều khi sửa đổi Luật Chứng khoán trong Luật sửa 9 luật thuộc lĩnh vực tài chính, cũng như trong quá trình soạn thảo Nghị định về phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo đại biểu, trong Luật sửa 9 luật thuộc lĩnh vực tài chính chỉ giao Chính phủ quy định chi tiết chứ không quy định cứng. Theo tôi thì đây là phương án hợp lý, vì vấn đề hệ số nợ này là bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào các quy định pháp lý khác quản lý việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Nếu các quy định khác về điều kiện phát hành, điều kiện người mua chặt chẽ, thì có thể không cần giới hạn hệ số nợ hoặc mức giới hạn cao hơn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi (Đoàn tỉnh Bến Tre) dẫn Điều 42 của Luật Doanh nghiệp hiện hành có quy định trụ sở chính doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam và địa chỉ liên lạc xác định theo địa giới hành chính. Theo đại biểu, quy định này không đề cập yêu cầu về các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với địa chỉ trụ sở khi làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, không ít cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng sử dụng địa chỉ không có thực, điều này tạo ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác hậu kiểm sau khi doanh nghiệp được đăng ký. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo luật xem xét, nghiên cứu, bổ sung quy định này.

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông
Tổ chức thi sáng tác tranh cổ động bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp
Đề xuất cân nhắc kỹ việc thành lập Tòa Phá sản ở cấp khu vực
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí đã thực sự hòa mình vào dòng chảy của thực tiễn cuộc sống
Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn 06-HD/TW ngày 9/6/2025 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định trong Điều lệ Đảng. Hướng dẫn 06-HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Hơn 280 triệu lượt ý kiến đóng góp cùng tỷ lệ tán thành lên tới 99,75% – những con số ấn tượng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân và sự đồng thuận mạnh mẽ đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

Theo Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, triển khai Luật Thủ đô 2024, Hà Nội ban hành 98 nội dung; từ đầu năm 2025 đến nay đã ban hành 24 văn bản theo thẩm quyền và trong kỳ họp này, HĐND TP tiếp tục xem xét 10 nội dung triển khai Luật Thủ đô.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 4/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn, đảm bảo vận hành hiệu quả bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp mới.
Thành phố Hải Phòng công bố bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành sau hợp nhất

Thành phố Hải Phòng công bố bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành sau hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng chủ trì hội nghị.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.
Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn "Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động