Dấu hiệu nhận biết bệnh gout
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDấu hiệu nhận biết bệnh gout
Bệnh gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gout đầu tiên là thường đau ở ngón tay (ngón cái), xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai. Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.
Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các dấu hiệu nhận biết bệnh gout đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng).
Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.
Ở giai đoạn muộn, dấu hiệu nhận biết bệnh gout sẽ là viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dà gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...
Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể urat lắng đọng trong mô mềm).
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout
Ngay khi phát hiện nồng độ acid uric cao, cần kịp thời có những biện pháp giúp kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của bệnh bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập,..
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với người bệnh có nồng độ acid uric cao hoặc đang bị gout nên có một thực đơn riêng, hạn chế lượng đạm đưa vào cơ thể.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...
- Hạn chế sử dụng bia, rượu, chất lỏng chứa cồn, đồ uống chứa nhiều đường, có ga, …
- Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất thông qua các loại rau, củ, quả.
- Uống nhiều nước: từ 1,8 - 2 lít nước mỗi ngày.
Chế độ sinh hoạt và luyện tập khoa học
Ngoài đảm bảo chế độ dinh dưỡng hạn chế chất đạm, người bệnh cũng nên tham gia vào một số hoạt động thể dục, thể thao vừa sức. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và thải trừ acid uric trong cơ thể. Nhờ đó, lượng acid uric cũng được loại bỏ ra ngoài một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập có khả năng gây chấn thương, bởi điều này có thể làm khởi phát các cơn gout cấp. Một số hình thức có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe, tập thể dục nhịp điệu,...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại