Đề xuất chỉ được khai thác dự án đối ứng khi hoàn thành hợp đồng BT
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu Nguyễn Phi Thường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phát biểu tại Phiên họp quốc hội. Ảnh: Quốc hội |
Ưu tiên sử dụng quỹ đất thuộc vùng phụ cận liền kề với hợp đồng BT
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Phi Thường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội bày tỏ sự nhất trí cao nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Phi Trường góp ý về thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao, nội dung của dự thảo quy định hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư tại khoản 5 Điều 40.
Theo đó, với 2 quy định là quỹ đất dùng để thanh toán phải là vùng phụ cận liền kề với dự án đầu tư theo hợp đồng BT chịu ảnh hưởng trực tiếp các tác động công trình khi dự án đầu tư hoàn thành và hai là nhà đầu tư chỉ được cấp phép triển khai dự án đối ứng có sử dụng đất khi dự án đầu tư đã hoàn thành và bàn giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, sẽ hết sức khó khăn cho nhà đầu tư, nếu không muốn nói là đánh đố nhà đầu tư tổ chức triển khai thực hiện. Do đó, đại biểu đề nghị xem xét nghiên cứu cập nhật, chỉnh lý nội dung này theo hướng.
Một là ưu tiên sử dụng quỹ đất thuộc vùng phụ cận liền kề với dự án đầu tư theo hợp đồng BT chịu ảnh hưởng trực tiếp các tác động công trình khi dự án đầu tư hoàn thành để thanh toán cho nhà đầu tư. Hai là nhà đầu tư chỉ được cấp phép triển khai dự án đối ứng có sử dụng đất khi dự án đầu tư theo hợp đồng BT đã được khởi công và đầu tư hoàn thành tối thiểu 50% giá trị hợp đồng, trong mọi trường hợp dự án đối ứng chỉ được khai thác, sử dụng bao gồm cả kinh doanh khai thác khi dự án đầu tư theo hợp đồng BT đã hoàn thành và bàn giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại Phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư hợp đồng BT
Báo cáo tại Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến tán thành với quy định về thực hiện hợp đồng BT như dự thảo Luật, có ý kiến đề nghị cần quy định các nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng BT bằng ngân sách Nhà nước và bằng quỹ đất bảo đảm tính minh bạch, khả thi hơn.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, tham khảo nội dung đã được quy định trong Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh và thực tiễn triển khai thực hiện quy định này, nội dung dự kiến quy định tại dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đã thống nhất chỉnh lý nội dung này theo hướng quy định cụ thể, chặt chẽ hơn các nguyên tắc, điều kiện đối với việc thanh toán hợp đồng BT bằng ngân sách Nhà nước hoặc bằng quỹ đất, bảo đảm minh bạch, rõ ràng khi thực hiện; các nội dung cụ thể sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết.
Cụ thể, xác định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện dự án, thanh toán, quyết toán dự án và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với từng loại dự án đầu tư hợp đồng BT thanh toán bằng ngân sách Nhà nước và thanh toán bằng quỹ đất (khoản 3 Điều 40). Đối với hợp đồng BT thanh toán bằng ngân sách Nhà nước, dự thảo Luật xác định cụ thể các trường hợp được áp dụng; tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư; nguồn vốn thanh toán và thời điểm thanh toán (khoản 4 Điều 40). Đối với hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất, dự thảo Luật xác định rõ loại đất dùng để thanh toán cho nhà đầu tư; tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư; xác định thời điểm giao đất, thời điểm kinh doanh, khai thác dự án đối ứng có sử dụng đất (khoản 5 Điều 40).
Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) | |
Hà Nội: Lấy ý kiến hoàn chỉnh dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) | |
Đề xuất phân cấp cho Hà Nội trong lĩnh vực môi trường |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại