Hà Nội: Lấy ý kiến hoàn chỉnh dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì cuộc họp lấy ý kiến hoàn chỉnh dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Khánh Huy |
Góp ý vào 11 Điều của dự thảo Luật
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đại diện các Ban của HĐND TP, thành viên Tổ công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); các chuyên gia xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) của TP.
Theo tổng hợp góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của Sở Tư pháp TP Hà Nội, có 11 Điều (Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 24, Điều 28, Điều 32, Điều 37, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 53) của dự thảo Luật được góp ý kiến.
Đáng chú ý, Điều 17 (Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô), các ý kiến đề xuất điều chỉnh. Theo đó, khoản 2, bổ sung cụm từ "theo quy hoạch chung Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt". Theo lý giải, việc xây dựng đê mới tại một số vị trí ngoài bãi sông sẽ cho phép khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có. Như tại 2 bãi Tàm Xá - Xuân Canh và bãi Long Biên - Cự Khối, tổng diện tích bãi sông theo quy hoạch phòng chống lũ và đê điều là khoảng 733ha, được phép xây dựng với tỷ lệ 15% diện tích bãi sông (tương đương khoảng 110ha), như vậy, khoảng 623ha còn lại không được khai thác xây dựng công trình, gây lãng phí quỹ đất.
Đối với việc đề xuất cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng chống lũ được duyệt: Theo các đồ án Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã xác định các khu vực dân cư hiện hữu được phép tồn tại, các khu vực được phép xây dựng mới với tỷ lệ 5%-15%, việc đề xuất nêu trên là hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hiện nay.
Ngoài ra, dọc hệ thống các sông như sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Bùi…, dân cư tập trung hiện có rất lớn, việc di dời toàn bộ dân cư ngoài bãi sông là không khả thi, do đó, việc cho phép tồn tại các khu dân cư hiện có ngoài bãi sông là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, ổn định an sinh cho các khu vực dân cư là cần thiết.
Khoản 3, việc đề xuất dự thảo: "3. Trên cơ sở đồ án quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,..." có thể gây hiểu nhầm sang "việc điều chỉnh quy hoạch phải phù hợp" (hiểu theo cụm từ: "trên cơ sở") với các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có thể dẫn đến vướng mắc, không thực hiện được.
Ngoài ra, nội dung "phân vùng môi trường" là không có trong quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.
Về Điều 24 (Phát triển các khu công nghệ cao), điểm b khoản 1, các ý kiến cho rằng, đề nghị bổ sung nguyên tắc về áp dụng ưu đãi đối với các dự án có vai trò tạo động lực, sức lan tỏa, dẫn dắt công nghệ tại Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc cũng được hưởng các chính sách ưu đãi như đối nhà đầu tư chiến lược quy định tại Luật này với các lý do như sau:
Việc thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm có vai trò tạo động lực phát triển, sức lan tỏa, dẫn dắt công nghệ tại Khu CNC Hòa Lạc sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực đối với hoạt động thu hút đầu tư nói riêng và sự phát triển nói chung của Khu CNC Hòa Lạc. Tuy nhiên, để thu hút những dự án này sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các khu công nghệ cao/khu khoa học trong nước và trong khu vực. Do đó, cần thiết phải có các cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ linh hoạt để giúp cạnh tranh với các khu công nghệ cao khác trong việc thu hút các dự án đầu tư này.
Các dự án đầu tư trọng điểm có vai trò tạo động lực phát triển, sức lan tỏa, dẫn dắt công nghệ cần thu hút đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc có thể thay đổi theo từng thời kỳ và có thể không nằm trong danh mục quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật này.
Chỉnh lý điểm b khoản 2, Khu CNC Hòa Lạc có những khu vực cần đầu tư hạ tầng bằng vốn của Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, có những khu vực cũng cần đầu tư bằng vốn NSNN. Vậy nếu quy định như dự thảo sẽ dẫn đến việc hiểu là khu vực nào mà cần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thì sẽ chỉ có một phương án duy nhất là cho nhà đầu tư hạ tầng thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, khi đó Nhà nước có muốn đầu tư bằng vốn NSNN cũng không có căn cứ để thực hiện.
Theo quy định tại Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khu kinh tế, khu công nghệ cao (điểm a khoản 2 Điều 14), dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao được miễn toàn bộ tiền thuê đất và theo đó không phải đấu giá quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thủ đô và dự thảo Nghị định về thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất do Bộ Tài chính đang dự thảo, dự án xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghệ cao không được miễn toàn bộ tiền thuê đất, mà chỉ được giảm tiền thuê đất trong một số năm. Do đó, phải thực hiện cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Khánh Huy |
Vì vậy, để bảo đảm giữ ổn định và nhất quán về chính sách phát triển hạ tầng đối với Khu CNC Hòa Lạc, nhằm mục tiêu thu hút, hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng tại Khu CNC Hòa Lạc, đề xuất bổ sung cụm từ “theo hình thức không đấu giá quyền sử dụng đất” vào cuối điểm b khoản 2.
Điểm d khoản 2, đề nghị chỉnh sửa, bổ sung một số câu chữ để bảo đảm toàn diện, đầy đủ.
Đề xuất bổ sung mới điểm e khoản 2, đây là những chính sách đang được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 74/2017/NĐ-CP. Trường hợp bãi bỏ Nghị định số 74/2017/NĐ-CP, đề xuất quy định cụ thể chính sách này tại Luật Thủ đô để tạo điều kiện thu hút các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn; quy định.
Về điểm g khoản 2, Chính phủ hiện chưa ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công là kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Do đó, việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng từ Bộ KHCN về UBND TP hiện chưa thực hiện được, đồng thời việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng sau khi được điều chuyển cũng chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện.
Để có căn cứ thực hiện việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc trong bối cảnh Nghị định nêu trên còn chưa có kế hoạch xây dựng, Ban Quản lý đề xuất quy định tại Luật Thủ đô về việc Bộ Tài chính quyết định việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng. Đối với việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng sau khi chuyển giao sẽ được thực hiện theo quy định chung của Nghị định sau khi được ban hành.
Chỉnh lý kỹ thuật điểm đ khoản 3 để phù hợp với nội dung quy định về thẩm quyền của Ban. Chỉnh lý khoản 4 để rõ hơn các thẩm quyền, nội dung giao HĐND Thành phố quy định chi tiết, trong đó quy định việc giao thẩm quyền cho HĐND Thành phố quy định một số nội dung về:
Điểm a, đề xuất bổ sung cụm từ “điều kiện” tại điểm này để Thành phố có thể chủ động trong việc thành lập và mở rộng khu công nghệ cao theo nhu cầu và điều kiện thực tế, mà không phải áp dụng các tiêu chí về điều kiện thành lập, mở rộng Khu CNC theo quy định tại Nghị định 10/2024/NĐ-CP hiện nay (như điều kiện mở rộng Khu CNC phải đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%).
Điểm c, việc xác định, thu, nộp tiền bồi thường GPMB hoàn trả của người sử dụng đất trong khu công nghệ cao và chính sách miễn tiền GPMB hoàn trả đối với một số đối tượng cụ thể hiện đang được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 35/2017/NĐ-CP. Do Khu CNC Hòa Lạc hiện chưa GPMB xong nên không thể áp dụng được quy định chung tại Nghị định số 35/2017/NĐ-CP nên đến nay vướng mắc này vẫn chưa được tháo gỡ, giải quyết, dẫn đến người sử dụng đất trong Khu CNC Hòa Lạc vẫn chưa có căn cứ để hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và chưa được cấp Giấy CN quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, tại Nghị định 74/2017/NĐ-CP đã quy định tiền bồi thường GPMB hoàn trả của người sử dụng đất được nộp vào ngân sách Trung ương và được sử dụng để tái đầu tư phát triển Khu CNC Hòa Lạc (điểm a và điểm c khoản 1 Điều 17).
Điểm d, quy định chi tiết về cách xác định mức thu tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải: Bộ Tài chính đã quy định cụ thể cách thức xác định các mức thu này tại Thông tư số 32/2018/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2017/ND-CP. Trường hợp Nghị định 74/2017/NĐ-CP bị bãi bỏ thì Thông tư số 32/2018/TT-BTC cũng hết hiệu lực. Do đó để Khu CNC Hòa Lạc có căn cứ thực hiện, đề xuất giao HĐND quy định cụ thể nội dung này.
Quy định về việc nộp tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý vào tài khoản của Ban Quản lý: Nghị định 74/2017/NĐ-CP quy định nộp vào tài khoản của Ban Quản lý, hiện nay Nghị định 10/2024/NĐ-CP lại quy định nộp vào NSNN. Tại văn bản góp ý đối với nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 74/2017/NĐ-CP, Sở Tài chính đề nghị quy định giao Ban Quản lý tổ chức thu tiền vào tài khoản và quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng, vận hành. Do đó để Khu CNC Hòa Lạc có căn cứ thực hiện, đề xuất giao HĐND quy định cụ thể nội dung này.
Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải đối với một số đối tượng như cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp: Nghị định 74/2017/NĐ-CP và Thông tư số 32/2018/TT-BTC không có chính sách miễn, giảm này. Trong thời gian vừa qua, phần lớn các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiêp đều không nộp tiền sử dụng hạ tầng cho Ban Quản lý với lý do không được cấp kinh phí từ NSNN. Một số đơn vị đã có văn bản kiến nghị được miễn, giảm khoản tiền này. Vì vậy, để hỗ trợ các đối tượng là cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, đề xuất giao HĐND quy định chính sách miễn, giảm tiền sử dụng hạ tầng cho các đối tượng này.
Điểm d, quy định chi tiết về cách xác định mức thu tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải: Bộ Tài chính đã quy định cụ thể cách thức xác định các mức thu này tại Thông tư số 32/2018/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2017/ND-CP. Trường hợp Nghị định 74/2017/NĐ-CP bị bãi bỏ thì Thông tư số 32/2018/TT-BTC cũng hết hiệu lực. Do đó để Khu CNC Hòa Lạc có căn cứ thực hiện, đề xuất giao HĐND quy định cụ thể nội dung này.
Nhiệm vụ quan trọng của TP
Về quy định về việc nộp tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý vào tài khoản của Ban Quản lý, Nghị định 74/2017/NĐ-CP quy định nộp vào tài khoản của Ban Quản lý, hiện nay Nghị định 10/2024/NĐ-CP lại quy định nộp vào NSNN. Tại văn bản góp ý đối với nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 74/2017/NĐ-CP, Sở Tài chính đề nghị quy định giao Ban Quản lý tổ chức thu tiền vào tài khoản và quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng, vận hành. Do đó để Khu CNC Hòa Lạc có căn cứ thực hiện, đề xuất giao HĐND quy định cụ thể nội dung này.
Về chính sách miễn, giảm tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải đối với một số đối tượng như cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định 74/2017/NĐ-CP và Thông tư số 32/2018/TT-BTC không có chính sách miễn, giảm này. Trong thời gian vừa qua, phần lớn các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiêp đều không nộp tiền sử dụng hạ tầng cho Ban Quản lý với lý do không được cấp kinh phí từ NSNN. Một số đơn vị đã có văn bản kiến nghị được miễn, giảm khoản tiền này. Vì vậy, để hỗ trợ các đối tượng là cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, đề xuất giao HĐND quy định chính sách miễn, giảm tiền sử dụng hạ tầng cho các đối tượng này.
Về Điều 28 (Bảo vệ môi trường), việc đề xuất hoạt động tái chế rác thải “sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch”nhằm xác định rõ phạm vi hỗ trợ. Hiện nay hoạt động tái chế rác thải bằng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm không bảo đảm an toàn cho người sử dụng còn diễn ra phức tạp ở các làng nghề, vì vậy cần quy định rõ chỉ hỗ trợ cho công nghệ sách, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong tái chế rác thải. Điều 37 (Thẩm quyền về đầu tư), khoản 2, việc điều chỉnh thẩm quyền đầu tư để thực hiện việc phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô trong việc triển khai dự án đường sắt đô thị tại điểm a khoản 2.
Đối với điểm c khoản 2 không cần quy định, do hiện nay, tại Luật Đầu tư công, dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 2 vụ từ 500 ha trở lên được phân loại là dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, do đó thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc Quốc hội (đã loại trừ ở điểm b), đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ dưới 500 ha, nếu là dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố thì HĐND Thành phố là cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; do đó, không cần quy định điểm c khoản 2.
Đề xuất chỉnh lý khoản 6 để thể hiện rõ HĐND Thành phố quy định trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ đối với dự án tại khoản 2 Điều này (bao gồm cả dự án đường sắt đô thị sử dụng trên 500 ha đất trồng lúa 2 vụ)...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, ngày 14/6/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có Văn bản số 864/UBTVQH-PL về việc lấy ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội thông qua. Đây là nhiệm vụ quan trọng của TP về việc tham gia ý kiến lần cuối vào dự thảo Luật trước khi Quốc hội xem xét, thông qua. Các ý kiến góp ý về những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, ngôn ngữ trình bày, việc quy định dẫn chiếu các điều, khoản đến các quy định khác trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật khác; các quy định chuyển tiếp; chỉnh lý nội dung…, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Tổ công tác hoàn thiện văn bản góp ý để gửi Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.
Trước đó, chiều 11/6, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi). Còn một số vấn đề kỹ thuật, cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra hoàn thiện, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội để hoàn chỉnh báo cáo, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2 của kỳ họp. |
Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại