Thứ hai 21/07/2025 03:18

Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để bảo tồn được các làng nghề, Hà Nội cần phải tạo ra lợi ích kinh tế, kết nối xúc tiến, quảng bá sản phẩm gắn với du lịch nông thôn, phát triển nông nghiệp, làng nghề phải gắn chặt với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, phát triển xanh…
Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
Các làng nghề đón nhận danh hiệu do TP Hà Nội trao tặng ngày 15-4 vừa qua. Ảnh: N.A

Công nhận hơn 337 làng nghề, làng nghề truyền thống

Theo số liệu thống kê, hiện nay, TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó có 337 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Bên cạnh các làng nghề, TP Hà Nội hiện có 1.336 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang hoạt động. Có 1.574 trang trại, 172 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và với hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trên 14 nghìn sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc (QRCode).

Đến nay, TP Hà Nội đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP (chiếm 21,3% của cả nước), trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao. Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình OCOP, TP Hà Nội chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Nhưng để tăng sức cạnh tranh, tạo dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm OCOP, trong giai đoạn tới, TP sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa.

Theo kế hoạch của TP Hà Nội đến năm 2025 phấn đấu phát triển 18 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

Kết quả, năm 2023, có 10 trung tâm của 8 huyện (Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Đông Anh, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đông). Năm 2024, có 6 trung tâm của 6 huyện, thị xã (Gia Lâm, Mê Linh, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Oai, Quốc Oai), đưa tổng số đến nay, TP Hà Nội có 16 Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

Dự kiến trong năm 2025, công nhận thêm 5 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, đưa tổng số Trung tâm thiết kế sáng tạo được phát triển thành 21 trung tâm (vượt chỉ tiêu của Chương trình đề ra đến năm 2025).

Gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP của Thủ đô

Mới đây, Sở NN&MT Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp TP năm 2024.

Theo đó, TP Hà Nội đã trao công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống", "Làng nghề truyền thống" và "Làng nghề Hà Nội" cho 14 làng. Trong đó, làng nghề mộc Vạn An (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây), làng nghề mộc Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ), làng nghề may Chung Chản (xã Vân Từ, huyện Phúc Xuyên) được công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội"; làng nghề thêu thôn Cổ Chất (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín); làng nghề giày da thôn Giẽ Hạ và Giẽ Thượng (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên); làng nghề ướp trà sen Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ) được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống…

Bên cạnh đó, các nghề như: sản phẩm từ cốm phố Hàng Than và đúc đồng Ngũ Xã (cùng ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình); diều sáo làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng); kim hoàn, đậu bạc làng Định Công (phường Định Công, quận Hoàng Mai); cốm làng Vòng (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy); ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ)… được công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống" Hà Nội.

Ngoài ra, TP Hà Nội cũng đã trao quyết định công nhận cho 108 sản phẩm của 17 quận, huyện được UBND TP chứng nhận đạt 4 sao, tiềm năng 5 sao năm 2024.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung triển khai chương trình OCOP đi vào chiều sâu, thực chất, lựa chọn các sản phẩm thế mạnh, chủ lực để hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển. Tăng cường tổ chức các sự kiện, phối hợp với các tỉnh, TP trong nước cũng như các sự kiện quốc tế để quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội.

UBND cấp huyện, cấp xã tiếp tục quan tâm tập trung đẩy mạnh phát triển các làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống để duy trì, tôn vinh gắn kết với phát triển sản phẩm OCOP để hình thành các điểm đến du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm.

Các làng nghề, chủ thể OCOP tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo hướng phát triển sản phẩm bền vững theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, chất lượng sản phẩm ngày càng tinh xảo, cuốn hút người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh quảng bá đa dạng trên các nền tảng số, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Để bảo tồn được các làng nghề, Hà Nội cần phải tạo ra lợi ích kinh tế, kết nối xúc tiến, quảng bá sản phẩm gắn với du lịch nông thôn. Phát triển nông nghiệp, làng nghề phải gắn chặt với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, phát triển xanh. Điều đó góp phần giúp nâng cao chất lượng môi trường cho làng, xã và trên toàn địa bàn TP Hà Nội.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&MT) Nguyễn Minh Tiến

Khơi dậy tiềm năng từ làng nghề truyền thống Khơi dậy tiềm năng từ làng nghề truyền thống
Khai mạc hoạt động văn hóa nghề truyền thống năm 2025: Tôn vinh tinh hoa di sản phố nghề Thăng Long Khai mạc hoạt động văn hóa nghề truyền thống năm 2025: Tôn vinh tinh hoa di sản phố nghề Thăng Long
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khi công nghệ không chỉ hỗ trợ mà còn truyền cảm hứng

Khi công nghệ không chỉ hỗ trợ mà còn truyền cảm hứng

Trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc, sân khấu hiện đại đang trở thành nơi phô diễn của trí tưởng tượng vô hạn, nơi công nghệ không chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà còn trở thành nguồn cảm hứng và là chất xúc tác sáng tạo cho nghệ sĩ.
IU và bộ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thắng giải Rồng Xanh

IU và bộ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thắng giải Rồng Xanh

Vượt qua các đối thủ nặng ký, bộ phim “Khi cuộc đời cho bạn quả quýt” đã được trao giải thưởng danh giá Rồng Xanh.
Chi tiết làm lộ "số phận" Phương Mỹ Chi tại Sing! Asia

Chi tiết làm lộ "số phận" Phương Mỹ Chi tại Sing! Asia

Ngày 18/7, tập bán kết 2 Sing! Asia chính thức lên sóng. Tuy nhiên, trên mạng xã hội xứ Trung đã lan truyền rầm rộ thông tin liên quan đến trận chung kết show âm nhạc hàng đầu Trung Quốc.
Hành trình 11 năm kiến tạo thương hiệu trang sức Việt của nữ doanh nhân trẻ Hồ Thị Hồng Phượng

Hành trình 11 năm kiến tạo thương hiệu trang sức Việt của nữ doanh nhân trẻ Hồ Thị Hồng Phượng

Từng có những ngày chỉ đủ ăn hai bữa cơm sinh viên đạm bạc, từng có những tháng chật vật xoay sở trong căn phòng trọ nhỏ hẹp giữa Sài Gòn, tính toán từng đồng để tiếp tục việc học. Nhưng Hồ Thị Hồng Phượng - người con của mảnh đất đại ngàn nắng gió chưa một lần bỏ giấc mơ của mình.
Tình hình sức khỏe của nghệ sĩ Huỳnh Anh Tuấn sau khi bị đột quỵ

Tình hình sức khỏe của nghệ sĩ Huỳnh Anh Tuấn sau khi bị đột quỵ

Ngày 16/7, thông tin nghệ sĩ Huỳnh Anh Tuấn bị đột quỵ khiến khán giả không khỏi lo lắng. Hiện tại, sức khỏe của nam nghệ sĩ đã ổn định hơn nhưng vẫn cần thời gian để hồi phục hoàn toàn.
Câu chuyện cuộc sống: gánh rau của mẹ

Câu chuyện cuộc sống: gánh rau của mẹ

Sáng sớm, hay tin mẹ mệt, Chi vội vàng đạp xe ra chợ để bán phụ mẹ. Nhìn mẹ mệt mỏi, chìm sâu vào giấc ngủ, Chi thương mẹ nhiều lắm!
Đẩy mạnh truyền thông về Triển lãm “80 năm Hành trình Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

Đẩy mạnh truyền thông về Triển lãm “80 năm Hành trình Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 3540/KH-BVHTTDL ngày 18/7/2025 về công tác truyền thông về Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh với chủ đề “80 năm Hành trình Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
Nghề báo luôn được đặt trong trái tim

Nghề báo luôn được đặt trong trái tim

11 năm gắn bó với nghề báo, gắn bó với Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội (Báo Kinh tế và Đô thị), tôi vẫn luôn coi nghề báo như một mạch sống len lỏi trong từng nhịp thở của đời mình. Đó không chỉ là công việc mà là hành trình sống cùng nhân vật, đồng hành cùng số phận, chạm đến những mảnh đời chân thực nhất.
Phố cổ - nơi thời gian dừng lại

Phố cổ - nơi thời gian dừng lại

Có những buổi chiều tháng Bảy, tôi như kẻ mộng du lang thang giữa lòng phố cổ Hà Nội. Cơn mưa nhẹ vừa tạnh, những vệt nắng muộn len qua vòm lá, soi xuống con đường ven hồ. Phố cổ không ồn ào, cũng chẳng tấp nập như những khu phố mới. Phố lặng lẽ, trầm mặc, như thể thời gian đã quên mất nơi này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động