Đoàn Luật sư TP Hà Nội tích cực tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội làm báo cáo viên hội nghị. Ảnh: L.S |
Tại các buổi hội nghị, luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội làm báo cáo viên đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hà, tuyên truyền pháp luật về chính sách phát triển Thủ đô trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn 3 xã nói riêng và Nhân dân Thủ đô nói chung.
Tại các hội nghị, luật sư Nguyễn Văn Hà đã giới thiệu các nội dung chính, những điểm mới cơ bản của Luật Thủ đô năm 2024, theo đó làm nổi bật quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khi sửa đổi Luật Thủ đô.
Theo đó, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024 (sau đây gọi tắt là Luật Thủ đô năm 2024). Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Riêng 5 nội dung gồm: (1) Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 của Luật này; (2) Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này; (3) Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 của Luật này; (4) Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 của Luật này; (5) Việc thực hiện hợp đồng xây dựng – chuyển giao quy định tại Điều 40 của Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025. Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 thay thế Luật Thủ đô số 25/2012/QH13.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hà, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng và ban hành Luật Thủ đô năm 2024 là thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW, các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng.
![]() |
Đông đảo cán bộ và Nhân dân xã Tam Hiệp tham gia hội nghị tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024. Ảnh: L.S |
Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô (sửa đổi) cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
Trên cơ sở các mục tiêu, quan điểm khi xây dựng Luật Thủ đô, việc thể chế hóa các quy định trong Luật Thủ đô để đảm bảo xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước phát triển.
Luật Thủ đô được ban hành với nội dung rất quan trọng như: tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; nâng cao năng lực tài chính – ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô; phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô;
Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô; huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững;
Liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế – xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa các cơ chế, chính sách cụ thể, thực sự mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh của Thủ đô.
Cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ. Đồng thời, với việc phân quyền mạnh mẽ, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội và quy trình, thủ tục, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền TP.
Thông qua các hội nghị tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 được triển khai trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì Bùi Thị Phương Hoa cho biết, đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa và thiết thực của Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Mong rằng trong thời gian tới, huyện Thanh Trì tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đoàn trong công tác tuyên truyền pháp luật, nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn huyện.
Hà Nội: nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và Luật Thủ đô |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại