Gần 600 học sinh ở huyện Thanh Trì sôi nổi tham gia Phiên tòa giả định
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Đông đảo học sinh và đại biểu tham gia Phiên tòa giả định. Ảnh Phương Xuyến |
Nội dung buổi tuyên truyền với chuyên đề “Gây rối trật tự công cộng”. Vụ án được chọn để mô phỏng cho Phiên tòa giả định là tình huống có thật, xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội liên quan đến học sinh lứa tuổi đi học và vụ án này đã được Toà án Nhân dân TP Hà Nội xét xử.
Phiên tòa giả định với tình huống giả định: hai học sinh lớp 10 và 11 do mâu thuẫn từ trước đã tổ chức 2 nhóm thanh niên hẹn gặp mặt, có hành vi gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, dùng điện thoại quay lại vụ việc và livetream trên mạng xã hội.
Hành vi có tính tổ chức, xảy ra ở nơi công cộng, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Căn cứ các quy định của pháp luật, trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hai bị cáo từ 12 đến 26 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Kết thúc Phiên tòa giả định, ban tổ chức đã lồng ghép kiến thức về pháp luật vào việc giao lưu dưới dạng trả lời câu hỏi về kiến thức pháp luật liên quan đến tình huống vụ án đã thực sự lôi cuốn học sinh và giáo viên nhà trường, nội dung vụ án sát với thực tế. Góp phần tăng tính tương tác và hiệu quả của buổi tuyên truyền.
![]() |
Học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì sôi nổi tham gia giao lưu kiến thức pháp luật tại Phiên tòa giả định. Ảnh Phương Xuyến |
Theo Viện trưởng VKSND huyện Thanh Trì Nguyễn Việt Hà mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh niên vi phạm pháp luật, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh, thiếu niên phạm tội. Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.
Điều đáng lo ngại, tỷ lệ tội phạm khi đang còn là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ngày càng tăng nhanh. Tình trạng này đang là hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường, xã hội. Do vậy, việc tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật bằng Phiên tòa giả định là rất cần thiết và thiết thực. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh, phụ huynh, chuyển từ thái độ ứng phó đối với các cơ quan chức năng sang ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.
Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì Phạm Thị Hảo chia sẻ: “Chúng tôi thấy chương trình rất thiết thực và bổ ích, phiên tòa là một bài học sống động để cho học sinh trực tiếp được nghe về tuyên truyền pháp luật, biết được những hành vi nào mình không được làm và qua đó nhận thức của học sinh sẽ tốt hơn. Mức án xử cho các bị cáo cũng là một bài học để học sinh không vi phạm’’.
Đảm bảo thực chất, công khai, minh bạch |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại