Chủ nhật 20/04/2025 10:00

Hà Nội chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, TP Hà Nội dự kiến dành hơn 1 triệu suất quà để tặng các đối tượng hưởng chính sách, người có công trên địa bàn TP.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thăm và tặng quà Đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Đình Kiên (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.	Ảnh: Hoa Dương
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thăm và tặng quà Đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Đình Kiên (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ảnh: Hoa Dương

Dành hơn 500 tỷ đồng tặng quà đối tượng chính sách

UBND TP Hà Nội dự kiến dành 1.078.096 suất quà với tổng kinh phí gần 553 tỷ đồng để tặng các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Cụ thể, TP sẽ tặng quà cho cá nhân mức từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/người đối với các đối tượng gồm: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B; người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên. Mức quà này cũng dành tặng cho các thương bệnh binh của TP hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Bên cạnh đó, người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng được nhận mức quà này. Cùng với đó, TP cũng dành quà tặng trị giá 300.000 đồng/người đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng. Mức quà 500.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo; 300.000 đồng/hộ đối với hộ cận nghèo.

Ngoài ra, TP cũng tặng quà cho 86 đơn vị, mỗi suất quà trị giá từ 6 - 16 triệu đồng; tặng 150 suất quà cá nhân tiêu biểu, mỗi suất 6 triệu đồng; tặng quà 500.000 đồng/người để bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp; bổ sung thêm tiền ăn cho các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung trong các ngày Tết tại các trung tâm chữa trị và nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế.

Dịp này, TP cũng tặng quà chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi với các mức từ 700.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/người. Ngoài quà tặng của TP, các địa phương trên địa bàn tùy vào điều kiện và khả năng thực tế có thể có các cơ chế chính sách hỗ trợ các gia đình chính sách xã hội khó khăn trên địa bàn quản lý, bảo đảm các đối tượng đều có Tết.

Bảo đảm tất cả đoàn viên, người lao động Thủ đô đều có Tết

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) đều có Tết”, Công đoàn TP Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ; đảm bảo đoàn viên, NLĐ đón Tết Giáp Thìn 2024 an toàn, vui tươi, ấm áp, hạnh phúc

Đối tượng chăm lo dịp Tết là tất cả đoàn viên, NLĐ, trong đó ưu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm, thuộc gia đình chính sách, nhiều năm chưa có điều kiện về quê đón Tết; đoàn viên, NLĐ ở lại đơn vị, DN để phục vụ công tác, sản xuất, kinh doanh vào dịp Tết.

Theo đó, 10 hoạt động được các cấp Công đoàn tập trung thực hiện nhằm chăm lo cho đoàn viên, NLĐ đảm bảo đúng đối tượng, an toàn, chu đáo như: “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”; hỗ trợ, thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết; “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024” hỗ trợ phương tiện giúp đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết và đón công nhân lao động quay trở lại làm việc sau Tết.

Cùng với đó, cán bộ Công đoàn thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ; tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ vui Xuân, đón Tết tiết kiệm, an toàn, chấp hành các quy định của pháp luật và quay lại làm việc đúng thời gian quy định; tiếp tục đồng hành cùng người sử dụng lao động nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Công tác chăm lo Tết Giáp Thìn - 2024 được tổ chức thực hiện ở 3 cấp: Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở. Theo đó, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Liên đoàn Lao động TP dự kiến hỗ trợ 20.000 đoàn viên, NLĐ, trong đó, hỗ trợ qua Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở 15.000 người có hoàn cảnh khó khăn thuộc các đơn vị, DN chưa thành lập tổ chức Công đoàn nhưng đã trích nộp kinh phí Công đoàn (mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người).

Lãnh đạo Trung ương, TP và Liên đoàn Lao động TP Hà Nội trực tiếp thăm, chúc Tết, tặng quà 5.000 người (mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người và túi quà trị giá 350.000 đồng). Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 35 Mái ấm Công đoàn năm 2024 cho 35 gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Mức hỗ trợ bằng tiền Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là 500.000 đồng/người.

Đáng chú ý, chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2024 được tổ chức vào hai ngày 26 - 27/1/2024 (16 - 17 tháng Chạp, năm Quý Mão) tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 8.000 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn; khoảng 80 gian hàng với trên 60 DN tham gia. Các gian hàng cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ dịp Tết với mức giảm giá ít nhất 10%.

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng 7.800 phiếu mua hàng (500.000 đồng/phiếu) cho 7.800 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn đến mua hàng tại các gian hàng “Chợ Tết Công đoàn” năm 2024; bố trí 3 gian hàng “0 đồng” với 7.000 suất quà tặng, trị giá 260.000 đồng/suất...

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Công ty Cocacola tổ chức chợ “Tết nhân ái” quy mô cấp trung ương tại huyện Thường Tín, trị giá 900 triệu đồng, giúp 1.500 người hưởng lợi.

Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ TP tổ chức ít nhất 5 phiên chợ “Tết nhân ái” ở 5 cụm thi đua trên địa bàn Thủ đô, trị giá tối thiểu 150 triệu đồng/phiên. Tại các quận, huyện, thị xã, mỗi đơn vị tổ chức ít nhất một phiên chợ “Tết nhân ái”, giúp ít nhất 200 người hưởng lợi, trị giá tối thiểu 100 triệu đồng/phiên.

Tham gia chợ Tết, người có hoàn cảnh khó khăn được dùng phiếu mua hàng đổi hàng hóa miễn phí theo nhu cầu gia đình; đồng thời được tham gia vào các hoạt động đón Tết, vui xuân sôi nổi, ý nghĩa.

Hà Nội dành hơn 550 tỷ đồng tặng quà đối tượng chính sách dịp Tết Nguyên đán
Hà Nội nâng mức tặng quà Tết lên 2 triệu đồng cho nhiều đối tượng
Hà Nội dành hơn 552 tỷ đồng tặng quà cho đối tượng chính sách dịp Tết Nguyên đán 2024
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu tập trung của các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động