Thứ năm 10/07/2025 20:39

Hà Nội: khuyến khích đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị ngầm với chiều dài hơn 320km

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn Hà Nội gồm các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ngầm, gồm: 8 tuyến có tổng chiều dài khoảng 320,25km, 191 nhà ga...
Quang cảnh Kỳ họp
Quang cảnh Kỳ họp

Sáng 10/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1) (Thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024).

Khuyến khích đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị ngầm, các hầm giao thông đường bộ, bãi đỗ xe ngầm

Theo đó, Nghị quyết quyết nghị ban hành Danh mục các loại công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội bao gồm:

Công trình phục vụ phát triển hệ thống đường sắt đô thị (bao gồm: Tuyến đường sắt đô thị ngầm, nhà ga ngầm và các công trình ngầm khác liên quan).

Công trình ngầm kết nối các công trình ngầm khác với nhau (kết nối ga đường sắt đô thị ngầm, công trình công cộng ngầm, bãi đỗ xe ngầm, lối vào tầng hầm của các công trình thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, văn hóa, thể dục thể thao,…).

Công trình phục vụ hệ thống giao thông đô thị giải quyết các vấn đề cấp bách của đô thị (bao gồm: hầm chui đường bộ, đường bộ ngầm, bãi đỗ xe ngầm).

Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cung cấp năng lượng, phục vụ chiếu sáng công cộng, viễn thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng, an toàn môi trường).

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình về việc ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình về việc ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội

Công trình dịch vụ công cộng ngầm có chức năng văn hóa, thể thao, thương mại, phát triển du lịch.

Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1), bao gồm: Danh mục các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ngầm, gồm: 8 tuyến có tổng chiều dài khoảng 320,25km, 191 nhà ga, trong đó có 81,2km đi ngầm và 68 ga ngầm (chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

Danh mục đầu tư xây dựng hầm giao thông đường bộ, bãi đỗ xe ngầm và công trình công cộng ngầm, gồm: 85 công trình, trong đó có 05 hầm chui đường bộ, 78 bãi đỗ xe ngầm và 2 công trình công cộng.

Danh mục các tuyến phố hạ ngầm hệ thống đường dây, cáp viễn thông, điện lực và các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm: 95 tuyến phố hạ ngầm hệ thống đường dây, cáp viễn thông, điện lực và các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung.

Thư ký Kỳ họp Lâm Thị Quỳnh Dao trình bày Dự thảo Nghị quyết
Thư ký Kỳ họp Lâm Thị Quỳnh Dao trình bày Dự thảo Nghị quyết

UBND TP có trách nhiệm: tổ chức thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, phổ biến và huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng công trình ngầm theo quy định tại Điều 1 và các danh mục tại Điều 2.

Tổ chức sơ kết, tổng kết, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung danh mục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Thủ đô. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng hướng dẫn chi tiết về các cơ chế chính sách ưu đãi, trình cấp thẩm quyền ban hành theo quy định; Định kỳ hằng năm rà soát, trình Hội đồng nhân dân TP xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục khi có dự án phát sinh đột xuất (nếu có) để đảm bảo tính linh hoạt.

Giảm xung đột giao thông mặt đất

Trước đó, trình bày Tờ trình về việc ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (Thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, về cơ sở chính trị, pháp lý: Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 giao Ban cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị và trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù và phân cấp cho chính quyền Thủ đô Hà Nội thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, di sản văn hóa, môi trường, dân cư, tổ chức bộ máy, biên chế,...

Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Đàm Văn Huân báo cáo thẩm tra
Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Đàm Văn Huân báo cáo thẩm tra

Ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025) là văn bản pháp lý quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt với TP, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó khoản 3 Điều 19 của Luật Thủ đô 2024 quy định: “Hội đồng nhân dân TP ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng.”

Triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 và Kế hoạch số 11/KH-HĐND ngày 11/9/2024 của HĐND TP, UBND TP đã ban hành các Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024, số 264/KH-UBND ngày 04/9/2024, số 31/KH- UBND ngày 04/02/2025 và Quyết định số 4582/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 để triển khai. Trong đó, Viện Quy hoạch xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải (trước sắp xếp) và Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội xây dựng Nghị quyết của HĐND TP cụ thể hóa quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024 về ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội.

Về cơ sở thực tiễn: Khu vực nội đô lịch sử và mở rộng đã gần như “khai thác tối đa”- mật độ xây dựng, dân số và giao thông ở mức cao, không còn dư địa mở rộng bề mặt. Tình trạng ngập úng cục bộ sau mưa lớn do hệ thống cống thoát nước đã cũ và thiếu khả năng mở rộng trên mặt đất.

Mạng lưới giao thông mặt đất quá tải, ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, trong khi khả năng mở rộng đường bộ bị giới hạn bởi công tác giải phóng mặt bằng. Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chôn (cống thoát, cấp nước, điện, viễn thông) phân tán và chưa đầy đủ.

Các tầng hầm thương mại - dịch vụ, bãi đỗ xe ngầm mới chỉ trong các dự án riêng lẻ, quy mô nhỏ, chưa tạo chuỗi kết nối giữa các điểm trung chuyển hành khách, trung tâm mua sắm, văn phòng.

Sáng 10/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội
Sáng 10/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội

Không gian ngầm cần được đa dạng hóa về chức năng, từ hoàn thiện mạng lưới giao thông ngầm (tuyến metro, hầm chui cơ giới, hầm đi bộ) để giảm xung đột giao thông mặt đất và kết nối thông suốt giữa đường sắt đô thị, xe buýt và lối đi bộ, đến xây dựng bãi đỗ xe ngầm tập trung tại các khu trung tâm, nhà ga, bệnh viện, trường học nhằm giải quyết tình trạng thiếu chỗ đỗ và giảm chiếm dụng vỉa hè; đồng thời khai thác không gian dưới lòng đất cho trung tâm thương mại, văn hóa và các dịch vụ công cộng, vừa tạo điểm nhấn đô thị, vừa tối ưu hóa quỹ đất hiện hữu.

Nhiều TP lớn trên thế giới (Tokyo, Singapore, Seoul, Paris) đều đã quy hoạch chuyên đề không gian ngầm từ sớm, xây dựng danh mục công trình ưu tiên đầu tư, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông và dịch vụ công cộng ngầm, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt.

Việc ban hành danh mục công trình ngầm khuyến khích đầu tư xây dựng (phân loại theo nhóm chức năng, quy mô, khu vực ưu tiên) sẽ giúp TP: Cụ thể hoá phạm vi, tiêu chí, cấp phép dự án; Thống nhất chính sách ưu đãi, khuyến khích liên doanh công- tư (PPP); Tối ưu hoá nguồn lực, tránh trùng lặp và lãng phí; Đòi hỏi cấp bách về phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống; Nâng cấp hệ thống thoát nước theo chiều sâu; Kêu gọi đầu tư vào công trình ngầm - đặc biệt là công trình có tác động lan toả (văn hoá, thương mại, giao thông) - sẽ góp phần giải quyết ùn tắc, ngập úng, giảm phát thải giao thông và nâng cao năng lực cạnh tranh của Thủ đô.

Báo cáo thẩm tra, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Đàm Văn Huân cho biết, việc ban hành Nghị quyết là bước triển khai cụ thể hóa quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024 nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển không gian ngầm tại Thủ đô trong bối cảnh quỹ đất trên mặt đất ngày càng hạn chế; góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng cục bộ, thiếu bãi đỗ xe và công trình công cộng tại khu vực nội đô. Cùng với đó, tạo hành lang pháp lý để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là các công trình quy mô lớn, đa chức năng, có tính lan tỏa như metro ngầm, bãi đỗ xe ngầm, trung tâm văn hóa ngầm...

Khởi động lại dự án khu phức hợp nghìn tỷ bên hồ Giảng Võ
Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội chất vấn về quản lý an toàn thực phẩm
Hà Nội: xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự, tham nhũng, lãng phí
Hồng Thái - Ảnh: Phạm Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí đã thực sự hòa mình vào dòng chảy của thực tiễn cuộc sống
Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn 06-HD/TW ngày 9/6/2025 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định trong Điều lệ Đảng. Hướng dẫn 06-HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bảo đảm an toàn, an ninh cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh 2/9

Bảo đảm an toàn, an ninh cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh 2/9

Sáng 10/7, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn đã có buổi làm việc với TP Hà Nội và một số đơn vị liên quan về các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9).
Trưng bày tài liệu “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ” và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh

Trưng bày tài liệu “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ” và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh

Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ và kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), vào sáng 10/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Trưng bày tài liệu “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ” và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh cho các gia đình liệt sĩ và các cựu chiến binh.
Hà Nội sẽ giám sát chuyên đề chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp

Hà Nội sẽ giám sát chuyên đề chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp

Theo Nghị quyết "Về chương trình giám sát của HĐND TP Hà Nội năm 2026", trong năm 2026 HĐND TP sẽ giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 trên địa bàn TP Hà Nội.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động