Thứ hai 10/02/2025 21:05

Hà Nội: Sổ tay điện tử sẽ giúp cho các làng nghề truyền thống phát triển

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội sẽ hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề, xây dựng Vlog làng nghề Hà Nội, sổ tay điện tử làng nghề... xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động.
Sản phẩm khăn bông của làng nghề may thêu Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Văn Biên
Sản phẩm khăn bông của làng nghề may thêu Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Văn Biên

Thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Đề án, trong giai đoạn 2025 - 2030, TP Hà Nội sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Phấn đấu công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển 10 làng từ “làng nghề” lên “làng nghề truyền thống”. Phát triển ít nhất 3 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 10 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm.

TP Hà Nội cũng phấn đấu có trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động hiệu quả. Tối thiểu 80% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

Dự kiến, có trên 50% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đồng thời hỗ trợ số hóa cho những sản phẩm làng nghề này. Ít nhất 30% số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt 10%/năm.

Tiếp tục duy trì 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Phấn đấu có ít nhất 30% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn thương mại điện tử.

TP Hà Nội sẽ hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề. Xây dựng Vlog làng nghề Hà Nội, sổ tay điện tử làng nghề... Xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động.

Đến năm 2050, TP sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 10 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Công nhận mới từ 10 nghề và 20 làng nghề, làng nghề truyền thống trở lên. Phát triển ít nhất 20 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 20 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm. Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động hiệu quả. 90% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

Đề án cũng đề ra mục tiêu TP sẽ có ít nhất 300 làng nghề có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; ít nhất 50% số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; ít nhất 50% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn thương mại điện tử. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm.

Ngoài ra, TP sẽ duy trì 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động…

Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương mại điện tử
Nâng cao sự cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề Hà Nội
Đưa lụa tơ sen trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Hà Nội
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động