Hoàn thành đưa 21/25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân thực hiện trên môi trường điện tử
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrung tướng Tô Ânb Xô, người phát ngôn của Bộ Công an tại buổi Họp báo. |
Theo đó, với tinh thần "Đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trước hết", ngày 06/01/2022, Bộ Công an đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06 phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030".
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác triển khai Đề án do Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Tổ trưởng; Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Tổ phó Thường trực và đại diện lãnh đạo 10 bộ, ngành tham gia.
Qua 1 năm triển khai thực hiện Đề án đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Bộ Công an đã phát huy tốt vai trò cơ quan thường trực, tiên phong, gương mẫu đi đầu, từng bước thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả mục tiêu của Đề án, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình như:
Thứ nhất, việc thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được thúc đẩy một cách toàn diện trên cơ sở ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử;
Thứ hai, đến nay, đã hoàn thành đưa 21/25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân thực hiện trên môi trường điện tử (2 dịch vụ liên thông đang thử nghiệm và sẽ nhân rộng toàn quốc). Riêng Bộ Công an đã đưa 224/224 dịch vụ công trên môi trường điện tử, trong đó có nhiều nội dung thiết yếu tưởng chừng không thể thực hiện được như: Cấp hộ chiếu phổ thông, thủ tục đăng ký xe...
Thứ ba, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được thúc đẩy, tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp và người dân như: Việc đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử có mã số của cơ quan thuế, khởi tạo từ máy tính tiền của 10.076 doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh với 1,7 triệu hóa đơn, giúp cơ quan thuế truy thu 49,7 tỷ đồng tiền thuế; xác thực và làm sạch 18 triệu thông tin tín dụng, giúp ngành ngân hàng tiết kiệm 333 tỷ đồng; xác thực 95,56 triệu thông tin thuê bao giúp các nhà mang tiết kiệm được 143 tỷ đồng...
Trên cơ sở những kết quả quan trọng đạt được, ngày 23/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 năm 2023 và những năm tiếp theo với những nhiệm vụ, phân công trách nhiệm và mốc thời gian hoàn thành cụ thể. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mới, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, trong đó có 04 nhóm vấn đề là nguy cơ, điểm nghẽn, nếu không giải quyết dứt điểm sẽ làm chậm tiến độ của Đề án, cụ thể:
Về hoàn thiện thể chế, hiện 19 nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên đến quan quản lý dân cư chưa hoàn thành việc thực thi. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 104 sửa đổi 19 nghị định liên quan đến xuất trình sổ hộ khẩu giấy nhưng việc rà soát, sửa đổi các văn bản dưới Nghị định còn chậm; chưa hoàn thiện thể chế liên quan đến số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Hiện nay, mới chỉ có 5 bộ đáp ứng toàn bộ các yêu cầu; còn lại, mới chỉ đáp ứng một phần hoặc chưa khắc phục điểm yếu bảo mật; chưa sẵn sàng cho công tác số hóa và việc đẩy mạnh giải quyết hồ sơ trên môi trường điện tử...
Về dịch vụ công, mặc dù đã đạt được các kết quả quan trọng nêu trên, nhưng người dân còn khó khăn trong thực hiện, dẫn đến mất niềm tin. Nguyên nhân chủ yếu do: Các dịch vụ công trực tuyến mới chỉ đơn thuần chuyển từ môi trường giấy sang môi trường điện tử, chưa quan tâm chuyển đổi quy trình nên chưa thực sự thuận lợi, đơn giản.
Trong tổng số 1.146 thủ tục hành chính được yêu cầu đơn giản hóa, mới thực hiện được 388 thủ tục, đạt 34%.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại