Thứ sáu 24/01/2025 02:02

Hoàn thiện quy định về giữ bí mật trong hòa giải tại cơ sở

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hòa giải cơ sở về mặt bản chất là tác động các bên tranh chấp, khơi dậy lòng vị tha, sự cao thượng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm… từ đó đi đến sự thống nhất giữa hai bên. Đảm bảo bí mật của hòa giải là nguyên tắc quan trọng của chế định này.

Khi hòa giải, người ta trình bày cả những câu chuyện thầm kín như lý do ly hôn, số tài sản sở hữu, nội dung thư tín cá nhân... Những việc như thế không thể đưa lên thành câu chuyện đàm tiếu. Bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ... gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. “Bí mật đời tư” có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín…

Việc xác định đâu là bí mật đời tư trong hòa giải tại cơ sở còn gây lúng túng cho các hòa giải viên
Việc xác định đâu là bí mật đời tư trong hòa giải tại cơ sở còn gây lúng túng cho các hòa giải viên

Những biểu hiện sau đây theo Bộ luật Dân sự được xem là hành vi xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư : Hành vi thu thập, công bố các thông tin, tư liệu liên quan đến cá nhân không được sự đồng ý của người đó hoặc của nhân thân cá nhân trong trường hợp cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật ; Hành vi xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của cá nhân; Hành vi xâm phạm bí mật đời tư liên quan đến thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân. Tuy nhiên các thông tin liên quan đến tổng tài sản của cá nhân và hành vi công khai thông tin có là xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư còn có tranh cãi vì chưa có quy định cụ thể và gây hiểu nhầm.

Chẳng hạn đối với những thí sinh trên 16 tuổi thì pháp luật chưa có quy định điểm thi có là thông tin bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không. Điều này gây ra sự lúng túng trong thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và phần nào ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh trên 16 tuổi.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn về bí mật đời tư mà hòa giải viên có thể tiết lộ và phải giữ bí mật tuyệt đối. Tương tư như vậy là các trường hợp cần thiết phải cung cấp cần phải thông báo để có biện pháp phòng ngừa khi mâu thuẩn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng; để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự cũng chưa được hiểu rõ ràng.

Nhằm đảm bảo nguyên tắc các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật, hòa giải, đối thoại, nhiều ý kiến cho rằng phải có quy định về việc không được ghi âm, ghi hình hay ghi biên bản hòa giải, đối thoại, xác định cụ thể các hành vi nào là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc không xâm phạm đối với hoạt động hòa giải tại cơ sở bằng các hướng dẫn, tiêu chí cụ thể thay vì nằm rải rác tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như hiện nay.

Anh Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động