Lợi thế về chi phí khi giải quyết mâu thuẫn bằng hòa giải tại cơ sở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHầu hết các tranh chấp dân sự và thương mại dựa trên xung đột về lợi ích kinh tế và các bên phải chịu chi phí vận hành của cơ chế giải quyết tranh chấp. Khi các bên lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp, họ sẽ ước tính chi phí, lợi ích, và có xu hướng lựa chọn các phương pháp giải quyết tranh chấp có chi phí thấp.
Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp, xét xử có thể đạt được công lý hoàn hảo hơn, nhưng so với các phương pháp giải quyết tranh chấp khác, xét xử đòi hỏi chi phí cao hơn, thậm chí tốn kém. Trong khi nếu đưa ra hòa giải ở cơ sở hay thực hiện hòa giải ngoài tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại ngoài tòa án thì mức chi của người dân là là 0 đồng - miễn phí.
Đáp ứng kinh phí hòa giải cơ sở sẽ làm tăng hiệu quả cho công tác hòa giải |
Trung bình mỗi năm, toàn quốc có hơn 100.000 vụ việc được hòa giải thành và không phải đưa ra xét xử nhờ có các tổ hòa giải ở cơ sở. Đánh giá hiệu quả về mặt chi phí, với mức án phí người dân phải nộp hiện nay khi kiện ra tòa thì một năm tiết kiệm được khoảng 50 tỷ đồng. Trên cơ sở những lợi ích đo đếm được, Bộ Tư pháp đang tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình hòa giải hiệu quả.
Có thể thấy, xét về bản chất thì hoạt động hòa giải ở cơ sở chính là một hoạt động xã hội hóa công tác quản lý xã hội của Nhà nước khi huy động người dân (có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở) tham gia vào tổ hòa giải - tổ chức tự quản tại cộng đồng, để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh tại cộng đồng dân cư. Với tính chất là hoạt động tự nguyện, tự quản của cộng đồng dân cư, nếu Nhà nước bao cấp hoàn toàn cho hoạt động này thì sẽ làm mất đi tính xã hội hóa, tính tự nguyện, tự quản, đi ngược lại với bản chất của hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trên thực tế việc huy động nguồn lực đóng góp từ bên ngoài này cho hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua là chưa thực hiện được do chưa có chính sách cụ thể để thu hút tổ chức, DN, cá nhân tham gia đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Mặc dù khoản 1 Điều 3 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP nêu trên đã có quy định song còn mang tính định hướng, trong khi đó, hòa giải ở cơ sở là hoạt động tự quản ở cộng đồng, vì cộng đồng, hướng đến lợi ích của cộng đồng, của Nhân dân ở tại cơ sở, là hoạt động không thu phí, không đưa lại lợi ích tức thời trước mắt. Việc khuyến khích xã hội hóa trong đáp ứng kinh phí hòa giải cơ sở sẽ làm tăng hiệu quả cho công tác hòa giải.
Vậy nên, vấn đề đặt ra cho cơ quan Nhà nước quản lý về hòa giải ở cơ sở cần sớm nghiên cứu có những chính sách cụ thể hơn để thu hút sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức, DN, cá nhân cho công tác này thời gian tới.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại