Thứ sáu 24/01/2025 02:00

Tính đơn giản của thủ tục hòa giải

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vì tính chất đơn giản, hòa giải tại cơ sở không gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa các bên, từ đó đạt hiệu quả cao hơn trong giải quyết mâu thuẫn...

Tính phức tạp của thủ tục xét xử phản ánh bản thân các quy định của hệ thống xét xử, là bảo đảm cho tòa án đưa ra phán quyết đúng đắn về các tranh chấp, là cơ sở để hợp pháp hóa các bản án, đồng thời cũng là bảo đảm về thủ tục cho các đương sự. Vì vậy, việc xét xử phải được tiến hành từng bước theo đúng quy tắc tố tụng.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tòa án chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ 3 điều kiện: Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Thủ tục hòa giải thường linh hoạt và đơn giản hơn thủ tục xét xử
Thủ tục hòa giải thường linh hoạt và đơn giản hơn thủ tục xét xử

Trong khi đó, thủ tục hòa giải không trang trọng như thủ tục xét xử, linh hoạt và đơn giản hơn thủ tục xét xử. Hòa giải được thực hiện bởi sự đồng ý của các bên, hòa giải viên không thể buộc các bên chấp nhận ý kiến hòa giải của mình, nên hòa giải viên có thể sử dụng các phương thức hòa giải đơn giản, linh hoạt, đa dạng và tự do lựa chọn, kết hợp các thủ tục tùy theo tình huống cụ thể của vụ án.

Nếu tòa án quyết định giải quyết theo thủ tục rút gọn, vụ án có thể được xử lý nhanh hơn so với hòa giải. Song, bất kể đó là vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn hay thủ tục thông thường, các bên đều có thể kháng cáo bản án sơ thẩm, trong khi với tranh chấp tương tự, quá trình hòa giải có thể chỉ mất vài ngày hoặc thậm chí vài giờ.

Mặc dù kiện tụng đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội và quan điểm của người dân về tranh tụng đã có sự thay đổi lớn so với trước đây, nhưng vẫn còn một số lượng đáng kể những người mà văn hóa pháp luật truyền thống đã thâm nhập sâu. Tâm lý “vô phúc mà đáo tụng đình”, họ coi việc “đấu tranh trước tòa”, đặc biệt là bị cáo, là một điều đáng hổ thẹn.

Trong khi đó, hòa giải không có sự phân biệt giữa “nguyên đơn” và “bị đơn”, mà chỉ có “các bên” trong mâu thuẫn, tranh chấp. Các bên sẽ thương lượng và giải quyết tranh chấp dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của hòa giải viên. Vì vậy, sẽ không còn tâm lý "mất mặt ”, xấu hổ hay tức giận. Ngay cả với hòa giải trong tố tụng, thì vẫn sẽ tránh được kết quả một bên thắng kiện và một bên thua kiện, ít nhất sẽ không làm trầm trọng thêm tình trạng đối đầu giữa hai bên do tranh tụng.

Anh Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động