Thứ sáu 24/01/2025 04:47

Khuyến cáo người dân cảnh giác cuộc gọi kích hoạt hộ định danh điện tử mức 2

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là gọi điện cho các nạn nhân và xưng cán bộ Công an địa phương nơi thường trú của bị hại để hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Khuyến cáo người dân cảnh giác cuộc gọi kích hoạt hộ định danh điện tử mức 2. Ảnh: Trung Dũng
Khuyến cáo người dân cảnh giác cuộc gọi kích hoạt hộ định danh điện tử mức 2. Ảnh: Trung Dũng

Hiện nay, lực lượng Công an xã, phường, thị trấn ở nhiều địa phương đang tiến hành vận động người dân làm định danh điện tử mức 2 trên phạm vi toàn quốc. Nắm bắt thông tin này, một số đối tượng xấu có ý đồ bất chính đã lợi dụng gọi cho người dân.

Những người này tự xưng là công an mời người dân làm định danh. Tuy nhiên, các đối tượng hướng dẫn người dân cài đặt các “app lạ” trên điện thoại nhằm khai thác thông tin bảo mật của công dân.

Nhằm ngăn chặn hậu quả xấu xảy ra, lực lượng công an khuyến cáo người dân: Công an chỉ vận động công dân đến trụ sở Công an xã phường thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2; chỉ có 1 app duy nhất là ứng dụng VNeID để kích hoạt định danh điện tử mức 2; việc định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đi làm do phải chụp ảnh, quét vân tay nên không thể làm thay.

Ngoài nội dung trên, nếu có người gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VNeID, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác... để kích hoạt dùm mà không cần đến công an thì đó là đối tượng có ý đồ xấu. Người dân cần cảnh giác không cung cấp cho các đối tượng này.

Thời gian qua, đã xuất hiện những kiểu lừa đảo công nghệ cao với chiêu bài kiểm chứng thông tin. Kẻ xấu mạo danh là công an, đọc chính xác tên, số định danh, ngày tháng năm sinh (dữ liệu này của nạn nhân đã bị lộ, lọt trên mạng do nhiều nguyên nhân, khi các nạn nhân giao dịch trong công việc thường ngày) để yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào website giả mạo giao diện cơ quan nhà nước điền thông tin cá nhân, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP gửi về số điện thoại...

Sau đó, kẻ xấu dùng những thông tin trên đăng nhập các ứng dụng ngân hàng online, MoMo, ZaloPay... của nạn nhân rồi chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan công an đề nghị người dân ai chưa làm định danh mức 2 hãy đến trực tiếp Công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để thực hiện.

Cơ quan công an cũng cảnh báo người dân tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu từ các cuộc gọi "lạ" tự xưng cơ quan nhà nước, lực lượng công an; không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản số, mã OTP... cho người lạ, tránh sập bẫy lừa đảo của tội phạm.

Công an Hải Phòng khuyến cáo người dân về chiêu lừa tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng online
Công an Hải Phòng khuyến cáo gì nếu người dân bị nhắn tin, gọi điện “khủng bố” đòi nợ dù không vay tiền?
Bộ Tài chính khuyến cáo người chơi không mua vé xổ số nước ngoài phát hành tại các trang web
TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động