Thứ năm 23/01/2025 21:33

Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đây là nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về tình hình kinh tế toàn cầu trong thời gian tới dưới những tác động của căng thẳng Nga – Ukraine.
Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nếu căng thẳng Nga - Ukraine tiếp tục leo thang.

Theo đó, IMF nhấn mạnh căng thẳng Nga - Ukraine vốn đã gây những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Nếu tình hình vẫn tiếp tục leo thang trong thời gian tới thì thiệt hại kinh tế toàn cầu sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Hiện tại, giá năng lượng và hàng hóa tăng vọt, giá dầu lên tới hơn 120 USD/thùng, làm gia tăng lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang chật vật phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga cũng sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính. Sự khan hiếm và gián đoạn nguồn cung có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Ukraine và Nga.

Trong bối cảnh Nga đang cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước EU và 45% lượng khí đốt nhập khẩu trên thế giới thì các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường năng lượng toàn cầu.

Theo Oxford Economics, các biện pháp trừng phạt có thể làm “bốc hơi” tới 6% GDP của Nga, nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm đến gần 80% tài sản ngân hàng ở Nga, trong khi hoạt động xuất nhập khẩu bị đánh giá sẽ gặp khó khăn từ việc Moscow bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Nga cũng là nhà xuất khẩu phân bón, nhà sản xuất nickel và palladium hàng đầu, nước xuất khẩu thép và than đá lớn thứ ba và xuất khẩu gỗ lớn thứ năm thế giới.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã cảnh báo giá lương thực tăng, bởi cùng với Ukraine, Nga được coi là “rổ bánh mỳ” của cả thế giới khi cung cấp hơn 25% lượng lúa mỳ xuất khẩu của toàn cầu, gần 20% lượng ngô và 12% lượng giao dịch tất cả các loại ngũ cốc trên toàn cầu.

Nước này cũng là nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Chính vì vậy, xung đột vừa bùng phát đã khiến giá ngũ cốc, lương thực đồng loạt tăng mạnh lên những mốc cao mới.

LS
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động