Thứ sáu 16/05/2025 23:44

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với các cơ quan hữu quan

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 28/2, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức buổi làm việc với các cơ quan hữu quan về một số vấn đề lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc.            Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phạm Thắng

Bổ sung nhiều nội dung mới

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, thời gian qua, ngay sau Kỳ họp thứ 6, các cơ quan đã hết sức tích cực để phối hợp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội; tổ chức các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). TP Hà Nội cũng rất chủ động trong việc đề xuất những nội dung tiếp thu, chỉnh lý.

Về phía Ủy ban Pháp luật đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan để rà soát, đối chiếu với TP Hà Nội những nội dung này và tiến hành xây dựng báo cáo về một số vấn đề lớn trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, hầu hết các điều, khoản đều đã được chỉnh lý và bổ sung nhiều nội dung mới. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, các đại biểu tập trung, phát huy trí tuệ góp ý vào những nội dung lớn, quan trọng hoặc còn có ý kiến khác nhau trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để có cơ sở cho việc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội thời gian tới. Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo và UBND TP Hà Nội nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, đề xuất phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng cử đại diện tham gia phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội trong việc nghiên cứu, đề xuất phương án và tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về một số nội dung của dự thảo Luật để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn, phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã rà soát một cách kỹ lưỡng các chương, điều, khoản cụ thể của dự thảo Luật; cùng trao đổi làm rõ các vấn đề lớn, quan trọng còn ý kiến khác nhau trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như về: mô hình tổ chức chính quyền, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm; phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND; quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô và các biện pháp bảo đảm quy hoạch; quản lý không gian ngầm; cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị; phát triển văn hóa, thể thao và du lịch; phát triển giáo dục và đào tạo; doanh nghiệp khởi nguồn; phát triển các khu công nghệ cao; phát triển y tế Thủ đô và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng đất đai và phát triển nhà ở; huy động nguồn lực tài chính, ngân sách và sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng; thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; liên kết, phát triển Vùng Thủ đô…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Phạm Thắng

Đã đi đến thống nhất, đồng thuận cao

Trong đó nhiều vấn đề qua trao đổi, làm rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đã đi đến thống nhất, đồng thuận cao như khẳng định về vị trí, vai trò của Thủ đô trong Luật theo hướng bổ sung quy định Thủ đô Hà Nội “là TP trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt” vào Điều 2 của dự thảo.

Việc dự thảo Luật quy định Thủ đô “là đô thị loại đặc biệt” là để ghi nhận thực tế hiện nay và để bảo đảm thực hiện ổn định các cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho Hà Nội, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn. Các ý kiến cũng cho rằng, việc chỉnh lý quy định về áp dụng Luật Thủ đô nhằm xử lý mối quan hệ giữa Luật Thủ đô với các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, giữa văn bản quy định chi tiết, văn bản do Chính phủ, Bộ, ngành, chính quyền TP Hà Nội ban hành để thực hiện những nội dung được phân quyền trong Luật Thủ đô với văn bản của cơ quan Trung ương là vấn đề quan trọng, quyết định hiệu quả thi hành của Luật Thủ đô sau khi được ban hành.

Các ý kiến cơ bản thống nhất giữ mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hà Nội như quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội. Đây là nội dung đã được Chính phủ và chính quyền TP Hà Nội nghiên cứu, cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng qua quá trình sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 cho thấy kết quả tích cực, sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như định hướng phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn sắp tới.

Quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo lấy ý kiến cộng đồng
Luật Thủ đô (sửa đổi): Kiểm soát ô nhiễm, phát triển tỉ lệ xanh đô thị
Luật Thủ đô (sửa đổi): nên áp dụng mức trần vay để đảm bảo khả năng trả nợ
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức ban hành Quyết định số 1340/QĐ-BVHTTDL, phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Quận Hoàn Kiếm trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Quận Hoàn Kiếm trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 14/5, quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 214 đảng viên thuộc Đảng bộ quận.
Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ ngày 17 đến 18/5, các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Đại biểu Quốc hội: chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ rào cản

Đại biểu Quốc hội: chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ rào cản

Sáng 16/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Bổ sung chế tài xử lý các hành vi lợi dụng tiếp công dân để gây rối

Bổ sung chế tài xử lý các hành vi lợi dụng tiếp công dân để gây rối

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, các cấp có thẩm quyền phải sớm hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, đặc biệt là bổ sung quy định về chế tài xử lý các hành vi lợi dụng tiếp công dân để gây rối, ghi hình phát tán sai lệch...
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Ngày 15/5/2025, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên.
Bài 1: Âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết bằng những kích động phân biệt vùng miền

Bài 1: Âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết bằng những kích động phân biệt vùng miền

Quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc luôn luôn là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Với chân lý thiêng liêng đó, dân tộc ta, nôn sông đất nước ta đã xây dựng một ý chí sắt đá, đoàn kết vẹn toàn bảo vệ non sông suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, không một thế lực ngoại bang hay cơ hội trong nước nào có thể phá vỡ được. Tuy nhiên, các thế lực diễn biến hòa bình đang “dựa dẫm” vào cái gọi là mạng xã hội để “gây rối”, kích động trào lưu phân biệt, chia rẽ vùng miền…
Bài cuối: Phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong bảo vệ nền tảng văn hóa

Bài cuối: Phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong bảo vệ nền tảng văn hóa

Trong thời đại 4.0 hiện nay, xâm lấn về văn hóa, nguy cơ của các cuộc trà trộn về tư tưởng văn hóa do các thế lực thù địch gây ra luôn thường trực. Vai trò của phụ nữ trong bảo vệ các nền tảng tư tưởng Đảng trong phát triển văn hóa cần được đề cao hơn nữa
Bài 1: Phụ nữ là hạt nhân của văn hóa gia đình và xã hội

Bài 1: Phụ nữ là hạt nhân của văn hóa gia đình và xã hội

Đóng góp xây dựng văn hóa cần sự nỗ lực, chung tay, sự kiên trì, bền bỉ của nhiều tổ chức chính trị xã hội, trong đó có vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mà mỗi thành viên chính là những người phụ nữ “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động