Thứ năm 23/01/2025 13:49

Người mua bằng giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dư luận đặt câu hỏi, những người mua bằng giả của ĐH Đông Đô có bị liên đới trách nhiệm?
Cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô - bị can Dương Văn Hoà
Cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô - bị can Dương Văn Hoà

Ngày 23-12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 10 bị cáo từng là cán bộ, lãnh đạo trường ĐH Đông Đô vì cấp bằng tiếng Anh giả hệ chính quy.

10 bị cáo hầu tòa trong vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô hôm nay có 3 lãnh đạo nhà trường, gồm: Dương Văn Hòa – Hiệu trưởng trường ĐH Đông Đô, Trần Kim Oanh – Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục; Lê Ngọc Hà – Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện 4.0.

Viện Kiểm sát xác định, từ tháng 4-2018 đến tháng 3-2019, Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỷ đồng.

Đến nay, CQĐT đã làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và việc sử dụng bằng giả để kiến nghị xử lý theo quy định; 221 trường hợp khác nhận văn bằng giả đã được xác định họ, tên, tuổi nhưng nơi cư trú, đơn vị công tác thì không xác định được.

Dư luận đặt câu hỏi, những người mua bằng giả của ĐH Đông Đô có bị liên đới trách nhiệm? Nêu quan điểm về vụ việc này, luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, việc học giả, bằng thật, năng lực kém, thiếu kỹ năng chuyên môn dẫn đến rất nhiều hệ lụy, tổn hại nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và công chức...

Nếu bác sĩ không có chuyên môn mà thăm khám, cấp phát thuốc, chữa bệnh sẽ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, giáo viên không có bằng cấp mà đứng lớp cũng sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, để những cán bộ thiếu trình độ tồn tại trong bộ máy Nhà nước là điều không thể chấp nhận được.

Theo luật sư Nguyên, đối với những đối tượng tạo ra những văn bằng chứng chỉ giả, cần phải xử lý nghiêm. Người mua bằng giả cũng sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi mua bằng giả.

Cụ thể, tại khoản 3 điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.

"Như vậy, không chỉ người cung cấp, mà cả người tham gia mua bằng cấp cũng phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật bởi hành vi đều là gian lận để được cấp chứng chỉ, văn bằng”, luật sư Nguyên cho hay.

Ngoài ra, người mua bằng còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung buộc hủy bỏ văn bản có nội dung trái pháp luật; hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ được cấp lại không đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung hoặc thẩm quyền đối với hành vi vi phạm.

Một số trường hợp được cấp văn bằng giả sử dụng văn bằng đó để để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, thi nâng ngạch thanh tra viên hoặc kê khai hồ sơ cán bộ. Những trường hợp này còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 341 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Cụ thể, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 539 BLHS 2015, những người này còn phạm tội “Giả mạo trong công tác”: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 2 giấy tờ giả đến 5 giấy tờ giả thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Như vậy, tùy vào mức độ hành vi vi phạm của từng người mà mức xử phạt có thể lên tới 23 năm tù.

Đối với bị cáo Trần Khắc Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, ngoài phải chịu các tội danh nêu trên, khi bị bắt còn phải chịu thêm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử được quy định tại Điều 386 Bộ luật hình sự 2015. Với các tội danh trên, bị cáo Hùng có thể bị phạt lên tới 26 năm tù.

Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Những ai bị đối tượng Trần Quang Thành lừa cần liên hệ cơ quan Công an

Những ai bị đối tượng Trần Quang Thành lừa cần liên hệ cơ quan Công an

Trần Quang Thành, quê quán tỉnh Thanh Hoá đã đưa ra thông tin bản thân có nhiều mối quan hệ, giúp các đơn vị thi công công trình xây dựng nhằm mục đích lừa đảo.
Tự chế pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật

Tự chế pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật

Thời gian gần đây nhiều vụ tai nạn liên quan đến pháo nổ cho thấy thực trạng buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, tự chế pháo nổ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho xã hội.
Phát hiện nhóm người dùng tàu “khủng” hút trộm cát trên sông Hồng

Phát hiện nhóm người dùng tàu “khủng” hút trộm cát trên sông Hồng

Đội Cảnh sát đường thủy số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội phối hợp phát hiện, kiểm tra bắt giữ 1 phương tiện thủy hút trộm cát giữa ban ngày.
Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Ngày 21/1/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Công Phú, SN 1996, trú tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên về tội "Giết người".
Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Chiều 20/1, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng các bị cáo khác trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"...
Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Thực hiện kế hoạch của CATP Hà Nội về triển khai lực lượng 141 trong tình hình mới. Trong đêm 10 và rạng sáng 11/12/2024, 54 tổ công tác tại các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đồng loạt ra quân, tạo khí thế trấn áp tội phạm, kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi càn quấy trên đường phố.
Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Thông tin từ Công an quận Đống Đa, Hà Nội, trong quá trình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn, phòng chống tội phạm đường phố, tổ công tác 141H của đơn vị đã phát hiện một xe ô tô chở số lượng lớn bình "khí cười".
Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Vừa qua trong quá trình làm nhiệm vụ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt giữ một đối tượng mua bán trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động