Chủ nhật 20/04/2025 03:45

Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 20/3/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức chương trình gặp gỡ và cung cấp thông tin cho báo chí nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức (18/5/1963-18/5/2023) và Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023).
Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Duy Linh

Phát biểu tại họp báo, PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết: Cách đây 60 năm về trước, ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến tham dự, nói chuyện và giao nhiệm vụ cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; và cũng cách đây 40 năm, ngày 26/3/1983, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), tổ chức tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN đã được thành lập với chủ tịch đầu tiên là GS.VS. Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, Liên hiệp Hội Việt Nam từ một tổ chức xã hội – nghề nghiệp đã trở thành tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại họp báo. Ảnh: Duy Linh

Báo cáo tóm tắt quá trình hình thành, phát triển và thành tựu đạt được của Liên hiệp Hội Việt Nam trong 40 năm qua, Ths Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức cho biết: Sau Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, rất nhiều các Hội, ngành toàn quốc được thành lập như: Hội Luật gia Việt Nam, Hội Kinh tế Việt Nam, Hội Giống cây trồng Việt Nam, Hội Đúc luyện kim Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội… Đến năm 1983, 14 hội và Liên hiệp Hội Hà Nội đã thống nhất và đề xuất thành lập Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam vào ngày 26/3/1983.

Tính đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam có 156 hội thành viên gồm: 63 Liên hiệp hội địa phương và 93 Hội ngành toàn quốc. Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố tiếp tục được củng cố, kiện toàn; quy mô và cơ cấu tổ chức của các Hội ngành toàn quốc không ngừng được mở rộng (cùng với hội, tổng hội còn có các hiệp hội tham gia là hội thành viên). Hệ thống tổ chức KH&CN trực thuộc Đoàn Chủ tịch cũng tăng lên mạnh mẽ với gần 600 đơn vị. Liên hiệp Hội Việt Nam có 3 đơn vị trực thuộc là: Nhà xuất bản Tri thức; Quỹ hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - Vifotec; Báo Tri thức và Cuộc sống. Toàn hệ thống đã thu hút được trên 3,7 triệu hội viên, trong đó, có khoảng 2,2 triệu trí thức (chiếm 32,5% đội ngũ trí thức KHCN của cả nước).

Các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trải dài trên các lĩnh vực như: phổ biến kiến thức, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tôn vinh trí thức, tổ chức các giải thưởng sáng tạo khoa học và kỹ thuật, tư vấn, phản biện và giám định xã hội... Đơn cử như hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Từ khi thành lập đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam tập hợp được đông đảo chuyên gia, trí thức ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau và đã thực hiện hàng nghìn nhiệm vụ tư vấn, phản biện, góp ý khách quan, thẳng thắn và kịp thời nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chủ trương, chính sách, các dự thảo văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhiều dự án đầu tư trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Các nhiệm vụ tập trung vào góp ý các dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế; các dự thảo luật quan trọng; các dự án đầu tư trọng điểm; các vấn đề nóng cần sự vào cuộc của trí thức KH&CN từ trung ương đến địa phương.

Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức
Ông Lê Thanh Tùng (đứng), Trưởng Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức cung cấp thông tin cho báo chí. Ảnh: Duy Linh

Nổi bật có thể kể đến như góp ý Báo cáo chính trị trình các Đại hội của Đảng; góp ý dự thảo Hiến pháp năm 2013; Dự án Thuỷ điện Sơn La; Dự án Bauxit Tây Nguyên, góp ý xây dựng sân bay Long Thành, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Dự án mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh, Góp ý Quy hoạch mạng lưới đường sắt, đường bộ và cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Có thể nói, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội ở Trung ương, địa phương và các hội ngành thành viên đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật. Đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động này đã và đang trở thành một kênh thông tin đáng tin cậy giúp Đảng và Nhà nước khi xem xét quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ gặp mặt trí thức và 40 năm ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam có ý nghĩa rất lớn của đội ngũ trí thức trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thể hiện sự quan tâm, coi trọng, ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với trí thức khoa học và công nghệ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển đất nước; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức và của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Để chuẩn bị cho sự kiện này, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức một số các hoạt động như: Hội thảo “Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa: Cuộc đời và sự nghiệp” được tổ chức vào ngày 27/2; Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước” vào ngày 23/3.

Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983 -26/3/2023) sẽ được Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức vào 8h30 ngày 24/3/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội, với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu.
Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm
Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động tri ân
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động