Thứ sáu 24/01/2025 06:19

Nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chương trình “Nghĩa tình tháng 7” được Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp Báo Quảng Trị thực hiện từ năm 2012 đến nay. Cứ đến dịp Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hằng năm, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Quảng Trị phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Quảng Trị nhằm tri ân sâu sắc các Anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, đối tượng chính sách, gia đình thương bệnh binh…
Nhìn lại hành trình
Đúng 5h sáng ngày 12/7, đoàn công tác bắt đầu xuất phát từ trụ sở của Báo Kinh tế và Đô thị tiếp nối chuỗi hành trình "Nghĩa tình tháng 7".
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Đến khoảng 20h ngày 12/7, đoàn công tác của Báo Kinh tế và Đô thị gặp đoàn Báo Quảng Trị tại TP Đông Hà. Báo Quảng Trị là đơn vị cùng đồng hành từ những ngày đầu tiên thực hiện chương trình "Nghĩa tình tháng 7".
Ông Lê Hoàng Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị - trưởng đoàn công tác trao quà lưu niệm cho ông Trương Đức Minh Tứ - Tổng Biên tập Báo Quảng Trị.
Ông Lê Hoàng Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị - trưởng đoàn công tác trao quà lưu niệm cho ông Trương Đức Minh Tứ - Tổng Biên tập Báo Quảng Trị.
Nhìn lại hành trình
Sáng 13/7, đoàn công tác tập kết quà tặng để chuyển ra đảo Cồn Cỏ - điểm đầu tiên trong chuyến hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm nay.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Chuyến hành trình lần này tiếp tục có sự đồng hành của nguyên Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị Tạ Việt Anh (ngoài cùng bên trái) - là một người lính từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Sau khoảng 1 giờ 30 phút di chuyển từ đất liền, tàu của đoàn đã đến đảo Cồn Cỏ. Hòn đảo xinh đẹp rộng khoảng 4 km2 với hơn 20 hộ dân này là một trong những đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Sau khi đến nơi, đoàn chuyển hàng từ tàu lên xe, chuẩn bị di chuyển đến khu vực trao quà.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Các lãnh đạo của Báo Kinh tế và Đô thị trực tiếp "xắn tay" vào việc.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Những phần quà đầu tiên đã được trao tặng cho đại diện các lực lượng vũ trang trên huyện đảo Cồn Cỏ.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Người dân sinh sống trên huyện đảo cho biết, những món quà với giá trị tinh thần to lớn này sẽ giúp gia đình yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế trên đảo.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Cô giáo Nguyễn Thị Bé, giáo viên Trường Mầm non, Tiểu học Hoa Phong Ba bày tỏ: “Trường học nơi đây chỉ có 15 cháu. Do ở xa đất liền, dân cư ở huyện đảo thưa thớt, nên nhận được tấm lòng của Báo Kinh tế & Đô thị và Báo Quảng Trị là điều rất đáng trân quý. Đặc biệt, các cán bộ và phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị, cùng các nhà tài trợ đã vượt hàng trăm km từ Thủ đô tới với đồng bảo ở đảo tiền tiêu. Đây sẽ là động lực giúp tôi yên tâm công tác”.
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Thành công của chương trình “Nghĩa tình tháng 7” trong suốt nhiều năm qua có đóng góp không nhỏ của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm. Đồng hành cùng chương trình năm nay có các nhà tài trợ như Công ty môi trường đô thị, URENCO 11, Công ty sữa Ba Vì, Công ty thuốc lá Thăng Long,...
Cùng nhìn lại hành trình Nghĩa tình tháng 7 2023
Chiều cùng ngày (13/7), đoàn đã đến dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đảo Cồn Cỏ.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Trong cuộc chiến đấu và tiếp tế cho Cồn Cỏ đã có 104 chiến sỹ, dân quân và nhân dân đã ngã xuống vì sự trường tồn của đảo nhỏ. Phần lớn thân thể, xương máu của các anh đã nằm lại giữa biển khơi, hòa vào lòng biển. Còn lại một số phần mộ của các liệt sĩ sau khi giải phóng đất nước, do điều kiện đi lại giữa đảo và đất liền khó khăn để thân nhân liệt sĩ tiện hương khói, chăm sóc nên được chuyển vào đất liền. Vì vậy trên Tượng đài Cồn Cỏ anh hùng không có 4 chữ Tổ quốc ghi công.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Sau một ngày dài, đoàn dành thời gian để nghỉ ngơi và thăm quan đảo. Nụ cười là "món đặc sản" không thể thiếu trong chuyến hành trình này.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Theo báo cáo của UBND huyện đảo Cồn Cỏ, Tổng lượng khách du lịch đến với đảo Cồn Cỏ đến ngày 31/5/2023, có 2.492 lượt khách đến với đảo; doanh thu từ dịch vụ, du lịch ước đạt trên 3,7 tỉ đồng.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Sáng sớm ngày 14/7, đoàn cùng các cán bộ chiến sĩ, người dân và khách tham quan đảo tham dự lễ chào cờ trước cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn Cỏ.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn Cỏ có chiều cao 38,8m, diện tích lá cờ rộng 24m2, đây là một trong những cột cờ được xếp vào loại lớn trên các đảo ven biển Việt Nam. Cột cờ Tổ quốc không chỉ tạo ra điểm tham quan cho khách du lịch, điểm giao lưu văn hóa mà còn là biểu tượng của độc lập, là cột mốc vững chắc trên biển…
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Chiều cùng ngày (14/7), đoàn trở về đất liền và tới trao quà cho 120 hộ dân là người có công, gia đình chính sách, các hoàn cảnh khó khăn,... trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Tại buổi tặng quà, đoàn đã trao 120 suất quà gồm 1 triệu tiền mặt và nhiều phần quà thiết thực đến các gia đình chính sách, người nghèo, người khuyết tật, cựu chiến binh Vị Xuyên…
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Anh Tuấn cho biết, trong kháng chiến, Cam Lộ là mảnh đất anh hung, sau khi hoà bình lập lại, chính quyền và Nhân dân Cam Lộ đã tích cực xây dựng phát triển quê hương. Đến nay, đời sống người dân được nâng cao, ấm no, hạnh phúc.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Năm 2019, huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đây là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Đến nay cán bộ chính quyền, Nhân dân Cam Lộ đang nỗ lực xây dựng huyện thành huyện nông thôn mới nâng cao, tiến tới là huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều gia đình chính sách, neo đơn, khuyết tật do ảnh hưởng của chiến tranh để lại… nên còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Do đó, hành trình “Nghĩa tình tháng 7” đến với địa phương là một hoạt động có ý nghĩa rất thiết thực. Qua đó góp phần chia sẻ một phần khó khăn với các gia đình có công, gia đình chính sách của huyện, đồng thời là động lực giúp bà con cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng huyện ngày càng phát triển hơn.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Cán bộ, phóng viên của Báo hỗ trợ người dân đến nhận quà.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Sau buổi trao quà, đoàn đến thăm Đền thờ vua Hàm Nghi nằm trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Và đến thăm di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Trong ngày cuối của cuộc hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm nay (15/7), đoàn công tác của Báo Kinh tế và Đô thị cùng đoàn Báo Quảng Trị đã đến dâng hương tại di tích Thành Cổ Quảng Trị.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Thành Cổ Quảng Trị - một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Ngày nay, Thành Cổ là một điểm tham quan gây nhiều xúc động, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023

Đài tưởng niệm tại Thành Cổ Quảng Trị được mô hình hoá thành nấm mộ chung cho những người đã hy sinh,thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất.

Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa (1972) Mỹ đã từng ném xuống 80 vạn tấn bom (khối lượng chất nổ bằng 7 quả bom mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) trên diện tích 3 km2 của Thành Cổ. Cả thị xã Quảng Trị bị chôn vùi, giũ sạch. Có khoảng hơn 14.000 bộ đội, dân quân đã hy sinh.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Năm 1975, cả thị xã chỉ còn là đống tro tàn. Vì sự hy sinh mất mát quá lớn lao và sự khốc liệt bạo tàn của chiến tranh nên Thành Cổ Quảng Trị được loài người tiến bộ trên thế giới gọi là thành phố “tuẫn đạo” (VilleMartyre).
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Cùng ngày (15/7), hai đoàn công tác đã đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 được nâng cấp, xây dựng từ Nghĩa trang Liệt sỹ thị xã Ðông Hà (có từ năm 1983- 1984). Vị trí toạ lạc của nghĩa trang Ðường 9 nằm trên một vùng đồi, mặt quay ra hướng Quốc lộ 9.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đường số 9 là một con đường chiến lược của Mỹ - Nguỵ, nối liền từ biên giới Việt Lào về tới Ðông Hà. Dọc trục Đường số 9, Mỹ - ngụy đã cho xây dựng các căn cứ quân sự, các cứ điểm và lô cốt nhằm cắt đứt sự chi viện của quân và dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Ðường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công thật hào hùng và oanh liệt; đồng thời đó cũng là nổi ám ảnh, kinh hoàng cho binh lính Mỹ và ngụy trong những năm 1965 - 1972.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ đội chủ lực phần lớn là các sư đoàn 308, 304, 312, 968, 324, 320...
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Lãnh đạo Báo Kinh tế & Đô thị - Báo Quảng Trị cùng thỉnh chuông cầu nguyện cho các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Điểm cuối của hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm nay là Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Cùng nhìn lại hành trình "Nghĩa tình tháng 7" năm 2023
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Chương trình “Nghĩa tình tháng 7” tại Quảng Trị: Tri ân các anh hùng liệt sỹ
Báo Kinh tế và Đô thị - Báo Quảng Trị: Tiếp nối "Nghĩa tình tháng 7"
Báo Kinh tế & Đô thị - báo Quảng Trị trao tặng hàng trăm suất quà tại huyện Cam Lộ
Trung Kiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động