Thứ năm 23/01/2025 20:15

Nữ cán bộ hoà giải dùng sự chân thành để hóa giải mâu thuẫn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TP Hà Nội hiện nay có khoảng trên 35 nghìn hòa giải viên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã có không ít hòa giải viên tiêu biểu, với uy tín và kinh nghiệm của mình, họ đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng dân cư. Bà Vũ Thị Tiến (58 tuổi), Tổ trưởng tổ hòa giải số 2 (thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một điển hình.
Bà Vũ Thị Tiến - Nữ cán bộ hòa giải lấy sự chân thành để hóa giải mâu thuẫn.(ảnh: Văn Biên)
Bà Vũ Thị Tiến - Nữ cán bộ hòa giải lấy sự chân thành để hóa giải mâu thuẫn. Ảnh: Văn Biên

Tham gia công tác hòa giải cơ sở hơn 10 năm, hiện với chức vụ Phó Chủ tịch MTTQ; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Tam Hiệp, tổ trưởng tổ hòa giải, ở vị trí nào, bà Tiến cũng mang hết trách nhiệm và lòng nhiệt tình tham gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân, cán bộ đảng viên của tổ đã tín nhiệm giao, góp phần vào việc ổn định chính trị, tư tưởng, trật tự trị an ở thôn, xóm và cũng góp phần vào thành tích chung của Chi bộ thôn Huỳnh Cung.

Bà Tiến chia sẻ, giữ vững tình đoàn kết, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn là điều vô cùng quan trọng. Cuộc sống ổn định, bình yên thì đời sống tinh thần cũng như kinh tế - xã hội mới được phát triển tốt. Muốn đạt được điều đó công tác hòa giải cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.

Trong suốt thời gian tham gia công tác hòa giải, bà Tiến luôn gần gũi nắm bắt tâm tư, tình cảm và thường xuyên lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, thường xuyên phối hợp tốt với cảnh sát khu vực, các chi hội đoàn thể và nhân dân ở thôn, xóm nắm bắt tình hình, các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân để giải quyết ngay tại cơ sở. Do đó, bà Tiến cùng với các thành viên tổ hòa giải đã hòa giải thành công nhiều vụ việc.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong thực tế hòa giải của mình, bà Tiến cho biết, muốn làm tốt công tác hòa giải, các hòa giải viên phải thường xuyên tìm hiểu thêm kiến thức pháp luật, nhất là những bộ luật liên quan đến các sự việc thường gặp, như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai và các tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ hòa giải.

Đồng thời, trên cơ sở tình cảm, đạo lý để cùng các thành viên trong tổ hòa giải đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục các bên nhằm thỏa mãn ý chí nguyện vọng của các bên, đi đến thống nhất, hòa hợp, không còn mẫu thuẫn. Bên cạnh đó, hòa giải viên cần sự kiên trì, nhiệt tình và đặc biệt là phải gần dân thì mới giải quyết kịp thời những thắc mắc, những tranh chấp.

“Những thành viên trong tổ hòa giải nhất là tổ trưởng sống phải trong sạch, liêm chính, công tâm, khách quan, vô tư, lấy tình trước, sau mới đến lý, vận dụng các văn bản pháp luật áp dụng vào công tác hòa giải”, bà Tiến tâm niệm.

Theo bà Vũ Thị Tiến, tổ hòa giải phải luôn luôn tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy Chi bộ, trưởng thôn, phó trưởng thôn, các bộ phận chuyên môn của xã như địa chính, tư pháp xã, vụ việc nào khó, nhận định tình hình không ổn, đề nghị sự giúp đỡ cán bộ UBND xã và cảnh sát khu vực tham dự hòa giải cùng. Tổ hòa giải cần có sự đoàn kết, nhất trí cao, những thành viên tổ hòa giải phải là những người có uy tín, trách nhiệm, gương mẫu, có kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải.

Bà Nghiêm Thị Phương Chi, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy, chính quyền xã Tam Hiệp luôn quan tâm củng cố kiện toàn, phát huy vai trò của các tổ hòa giải ở cơ sở, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng dân cư, giữ gìn tình đoàn kết, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn. Bám sát phương châm “giải quyết dứt điểm từ cơ sở”, công tác hòa giải ở xã Tam Hiệp thời gian qua đã góp phần giảm các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến những lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, hành chính...; đồng thời, hạn chế đơn, thư, khiếu nại vượt cấp.

“Các hoạt động hòa giải đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh”, bà Nghiêm Thị Phương Chi cho biết.

Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho hòa giải viên cơ sở Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho hòa giải viên cơ sở
Tăng mức thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở Tăng mức thù lao cho hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
Quận Cầu Giấy, Hà Nội: 100% Tổ hòa giải đạt tiêu chuẩn “Tổ hòa giải 5 tốt” Quận Cầu Giấy, Hà Nội: 100% Tổ hòa giải đạt tiêu chuẩn “Tổ hòa giải 5 tốt”
“Làm giàu” vốn kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở “Làm giàu” vốn kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động