Chủ nhật 13/04/2025 03:49

Phát triển Du lịch Xanh – hướng đi tất yếu để nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ du lịch bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế 2025 (VITM 2025) Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển các Điểm đến Xanh, nâng tầm Du lịch Việt Nam”.
Phát triển Du lịch Xanh – hướng đi tất yếu để nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ du lịch bền vững
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Khánh Huy

Khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết, du lịch không chỉ là ngành kinh tế tổng hợp có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm và thúc đẩy giao lưu văn hóa mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và tài nguyên cạn kiệt, ngành du lịch cũng buộc phải chuyển mình mạnh mẽ. Chuyển đổi xanh trong du lịch không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn phát triển lâu dài, có trách nhiệm và có tương lai.

Ngay từ năm 2018 – 2019, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã vận động các doanh nghiệp du lịch chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa. Sau đại dịch COVID-19, sau khi hoàn thành dự án Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch do UNDP tài trợ, Hiệp hội đã tập trung xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí Du lịch xanh (VITA GREEN), với mục tiêu tạo ra công cụ thực tiễn, rõ ràng, có thể áp dụng cho các điểm đến và doanh nghiệp du lịch hội viên trên cả nước.

Theo ông Vũ Thế Bình, chỉ khi có Bộ tiêu chí cụ thể, các điểm đến và doanh nghiệp mới có thể từng bước tự đánh giá, cải tiến và nâng cao năng lực thực hành xanh một cách có hệ thống và bền vững. HHDLVN đã triển khai thực hiện các tiêu chí này và kết quả là ngày hôm qua, tại Lễ Vinh danh các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu của du lịch Việt Nam năm 2024, HHDLVN đã công bố danh sách 29 doanh nghiệp du lịch Việt Nam đầu tiên đạt tiêu chuẩn Du lịch xanh và được nhận giấy chứng nhận VITA GREEN do HH ban hành.

Diễn đàn hôm nay là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm lan tỏa nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hành động thực tế trong quá trình chuyển đổi xanh của ngành du lịch Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng nhau lắng nghe và thảo luận về: những xu hướng chuyển đổi xanh trong du lịch đang diễn ra trên toàn cầu và tại Việt Nam; các sáng kiến và mô hình giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy du lịch không rác; việc thí điểm áp dụng Bộ tiêu chí VITA GREEN tại một số địa phương, doanh nghiệp; vai trò then chốt của truyền thông và công nghệ trong việc thay đổi nhận thức và hành vi tiêu dùng. Đặc biệt, là những câu chuyện truyền cảm hứng từ các điểm đến và doanh nghiệp tiên phong, dám thay đổi, dám đầu tư cho tương lai xanh.

“Điểm nhấn quan trọng của diễn đàn hôm nay là Lễ ra mắt Liên Chi hội du lịch Xanh Việt Nam – một tổ chức thành viên trực thuộc HHDLVN, tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cam kết cùng nhau xây dựng hệ sinh thái du lịch xanh bền vững, trách nhiệm và sáng tạo. Chúng tôi kỳ vọng, Liên Chi hội sẽ là đầu mối thúc đẩy các sáng kiến, kết nối nguồn lực, lan tỏa giá trị xanh và đồng hành cùng các địa phương trong hành trình phát triển du lịch xanh” – ông Vũ Thế Bình nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, cơ quan quản lý, DN sẽ cùng trao đổi và thảo luận về việc nâng cao nhận thức và giải pháp chuyển đổi xanh đối với du lịch Việt Nam; xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp hiệu quả để huy động nguồn lực thực hiện chuyển đổi xanh trong lĩnh vực du lịch; hiện thực hóa các sáng kiến tiếp cận, mở rộng thị trường đối với mô hình kinh doanh du lịch xanh…

Thông tin về việc chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch, GS.TS Nguyễn Văn Đính chia sẻ để giảm phát thải carbon đòi hỏi ngành du lịch nên sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe điện, xe đạp, giao thông công cộng). Khuyến khích du lịch gần gũi thiên nhiên, giảm du lịch hàng không dài ngày. Hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần trong khách sạn, nhà hàng.

Tiết kiệm nước, điện và áp dụng năng lượng tái tạo trong cơ sở lưu trú. Bảo vệ hệ sinh thái, không khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên để chuyển đổi xanh trong du lịch đòi hỏi phát triển du lịch cộng đồng & kinh tế tuần hoàn, trong đó hỗ trợ các làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho người dân địa phương uu tiên các sản phẩm, thực phẩm hữu cơ và hàng thủ công địa phương. Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm du lịch theo hướng giáo dục du khách về du lịch bền vững. Khuyến khích khách du lịch tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

Phát triển Du lịch Xanh – hướng đi tất yếu để nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ du lịch bền vững
Khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết, du lịch không chỉ là ngành kinh tế tổng hợp có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm và thúc đẩy giao lưu văn hóa mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Ảnh: Khánh Huy

Phản ánh những khó khăn trong quá trình xanh hóa tour du lịch, Chủ tịch LuxGroup Phạm Hà cho biết, việc đầu tư vào thiết bị tiết kiệm năng lượng, xử lý rác thải, vật tư thân thiện môi trường… đòi hỏi chi phí cao và thời gian hoàn vốn dài trong khi đa phần doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Sản phẩm du lịch xanh giá thành cao nên khó cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường đại chúng.

Mặc dù chi phí đầu tư du lịch xanh khá cao nhưng các DN triển khai loại hình du lịch này chưa được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, đấu thầu sản phẩm… đã khiến nhiều DN chưa mặn mà với việc chuyển đổi sang du lịch xanh.

Đồng tình với ý kiến này, Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Việt Nam Vũ Quốc Trị cho biết, nhằm hỗ trợ DN phát triển du lịch xanh Hiệp hội đã xây dựng và Ban hành bộ tiêu chí du lịch xanh, qua đó hướng dẫn các DN kinh doanh dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch tự nguyện tham gia trong việc thực hành du lịch xanh. Trước mắt áp dụng cho: Điểm đến du lịch, Cơ sở lưu trú, Doanh nghiệp lữ hành và Cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch (ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm).

Để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá du lịch xanh, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi Tổng - Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị chia sẻ, báo chí và truyền thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các điểm đến xanh trong du lịch. Với chức năng thông tin, tuyên truyền, định hướng và giám sát xã hội, báo chí có thể tác động sâu rộng đến nhận thức, thái độ và hành vi của toàn xã hội đối với vấn đề phát triển du lịch bền vững.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển du lịch xanh, thời gian tới các báo nên xây dựng chuyên trang, chuyên mục về du lịch xanh, qua đó tập trung đưa tin, phân tích chuyên sâu đa chiều về chủ đề này tạo sức hấp dẫn và lan tỏa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, báo chí có thể chủ động khởi xướng hoặc đồng hành cùng các chiến dịch như: “Nói không với rác thải nhựa tại điểm du lịch”; “Một chuyến đi – Một cây xanh”; “Lựa chọn khách sạn xanh – sống trọn trải nghiệm xanh”…

Thông qua loạt bài, phóng sự, tọa đàm trực tuyến, talkshow, báo chí sẽ tạo ra phong trào xã hội rộng lớn ủng hộ du lịch xanh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng, tuyên tuyền, tôn vinh các mô hình du lịch xanh tiêu biểu. “Chỉ khi báo chí đồng hành tích cực, các điểm đến xanh mới thực sự được nâng tầm, lan tỏa, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam như một quốc gia du lịch hấp dẫn, thân thiện và bền vững trên bản đồ thế giới”- ông Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Khai mạc VITM Hà Nội 2025: Đưa du lịch xanh lên tầm cao mới Khai mạc VITM Hà Nội 2025: Đưa du lịch xanh lên tầm cao mới

Thông qua việc tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2025 (VITM Hà Nội 2025), ngành du lịch sẽ đưa du lịch ...

Lê Nam - Phương Nga
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động