Thứ năm 23/01/2025 22:22
Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô "Văn hiến, Văn Minh, Hiện đại"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ đô Hà Nội phải phát triển ở trình độ cao hơn với lộ trình phát triển nhanh hơn, đi trước cả nước về các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là Thủ đô của nước phát triển có thu nhập cao.
Phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, phát biểu tại hội trường

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, có ý kiến:

Hà Nội không phải là chỉnh thể của một địa phương mà là Thủ đô của cả nước. Là hình ảnh đại diện vị thế của quốc gia, là hình mẫu dẫn dắt và lan tỏa phát triển của cả nước. Do vậy, Thủ đô Hà Nội phải phát triển ở trình độ cao hơn với lộ trình phát triển nhanh hơn, đi trước cả nước về các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là Thủ đô của nước phát triển có thu nhập cao. Hà Nội phải có sức hút mạnh hơn để qui tụ những nguồn lực và trí tuệ, tinh hoa trong và ngoài nước vào đầu tư, phát triển, xây dựng Thủ đô.

Vì vậy, Luật Thủ đô phải hướng đến 3 mục tiêu:

Một là: Phải đặt ra yêu cầu phát triển Thủ đô phải cao hơn, nhanh hơn cả nước;

Hai là: Phải có cơ chế thực sự vượt trội để khai thác các tiềm năng, thế mạnh nội tại của Thủ đô và tạo sức hút mạnh mẽ nguồn lực từ bên ngoài.

Ba là: Phải qui định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền và nhân dân Thủ đô phải cao hơn cả nước.

Ba yêu cầu trên phải được xác lập một cách đồng bộ, tổng thể, mang tính bao trùm để tạo khuân khổ pháp lý vượt trội cho phát triển Thủ đô

Với tinh thần đó, đại biểu Hoàng Văn Cường góp ý:

Trong Chương 3 xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô: phải qui định các tiêu chuẩn, quy chuẩn qui hoạch phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô "Văn hiến, Văn Minh, Hiện đại".

Phải yêu cầu cao hơn các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung của cả nứớc. Các công trình kiến trúc xây dựng ở Thủ đô phải mang ý nghĩa giá trị văn hóa Hà Nội; quy hoạch Thủ đô phải tạo không gian để qui tụ những đặc trưng tiêu biểu của mọi vùng miền và hình ảnh của 63 tỉnh, thành trên cả nước hiện diện tại Thủ đô.

Phải quy định việc quản lý, phát triển toàn bộ không gian lãnh thổ Thủ đô theo tiêu chuẩn, qui chuẩn của đô thị đặc biệt, gồm đô thị trung tâm, vùng nông thôn và đô thị ngoài trung tâm.

Nông thôn Hà Nội cũng phải được qui hoạch và quản lý theo các mẫu hình nông thôn truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng; nông thôn của các làng nghề truyền thống, và nông thôn đô thị hóa từ xã lên phường.

Toàn bộ vùng nông thôn và đô thị ngoài trung tâm đều phải được qui hoạch và quản lý theo tiêu chuẩn riêng của Thủ đô – đó chính là mô hình Thành phố trong Thủ đô.

Do vậy, cần Luật hóa mô hình phát triển Thủ đô gồm: đô thị trung tâm và các Thành phố thuộc Thủ đô. Trong Thành phố thuộc Thủ đô, không gian phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp trải nghiệm phải có các công trình dịch vụ du lịch.

Không gian phát triển công nghiệp làng nghề phải gắn liền với phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ như các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, các công trình dịch vụ du lịch; các quy định về đầu tư cho khu vực nông thôn phải được qui định như đầu tư đô thị.

Trên cơ sở những yêu cầu mang tính bao quát như trên, Luật giao cho HĐND TP ban hành các qui định về tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể phù hợp với Thủ đô trên nguyên tắc cao hơn các tiêu chuẩn, qui chuẩn chung quốc gia; giao cho UBND TP vận dụng các qui định đã ban hành để quyết định và quản lý các hoạt động đầu tư, phát triển.

Khi Luật đã trao quyền cho TP tự quyết định như trên, thì việc điều chỉnh cục bộ các nội dung qui hoạch sẽ thuộc về thẩm quyền và trách nhiệm của TP, không sợ lạm quyền, hay làm phá vỡ qui hoạch.

Luật không nên quy định những vấn đề quá cụ thể, ví dụ như như qui định nội đô lịch sử bao gồm cả quận Đống Đa hay Hai Bà Trưng – vì chính qui định như thế này trong Luật Thủ đô hiện hành làm cho chương trình cải tạo chung cư cũ đan xen các khu nhà ở lụp sụp, ở quận Hai Bà Trung và Đống Đa bao nhiêu năm qua không thực hiện được. Hoặc không nên qui định quá cụ thể như trục sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông, vì hai bên ven sông Hồng phải hạn chế phát triển nhà ở.

Phải dành không gian ven sông cho phát triển không gian văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch và nghỉ dưỡng, chăm sóc người có công người cao tuổi, cũng như qui tụ hình ảnh các tỉnh thành trên cả nước thành quân thể hội tụ văn minh sông Hồng.

Việc quy định trao quyền cho TP cần đảm bảo tính đồng bộ từ việc ban hành các tiêu chuẩn, qui chuẩn, tự quyết định và tự phê duyệt các hoạt động đầu tư theo các tiêu chuẩn, qui chuẩn đã ban hành.

Với qui định phân quyền, trao quyền như trên, cho thấy, nhiệm vụ và khối việc công việc mà chính quyền TP phải thực hiện nhiều hơn, trách nhiệm giám sát phải cao hơn, do vậy cần có mô hình Chính quyền đô thị như trong dự thảo Luật; người đứng đầu các cấp chính quyền đô thị phải có vai trò và quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm cao hơn.

Số lượng đại biểu HĐND phải nhiều hơn, phải tăng tỷ lệ chuyên trách để tăng tính chuyên nghiệp, yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ phải cao hơn; chế độ tiền lương phải thảo đáng quả hơn.

Nhiều ý kiến thiết thực góp ý vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội Nhiều ý kiến thiết thực góp ý vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội
Nhất trí với việc Luật hoá chính thức quy định không tổ chức HĐND phường ở TP Hà Nội Nhất trí với việc Luật hoá chính thức quy định không tổ chức HĐND phường ở TP Hà Nội
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động