Thứ năm 23/01/2025 22:32
Luật Thủ đô (sửa đổi)

Nhất trí với việc Luật hoá chính thức quy định không tổ chức HĐND phường ở TP Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đại biểu Nguyến Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Hải Dương bày tỏ sự nhất trí với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng như báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật...
Nhất trí với việc Luật hoá chính thức quy định không tổ chức HĐND phường ở TP Hà Nội
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Quochoi

Góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyến Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, nêu một số ý kiến góp ý về mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hà Nội:

Mô hình tổ chức chính quyền của TP Hà Nội theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) xây dựng theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 đó là không tổ chức HĐND phường và bổ sung quy đinh với về cấp chính quyền Thành phố thuộc Thành phố Hà Nội.

Có thể thấy, mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội (không tổ chức HĐND phường) được thực hiện từ ngày 1/7/2021 đến nay tương đối ổn định và phát huy hiệu quả. Mô hình này tương đối phù hợp với đặc điểm, tính chất tập trung thống nhất cao của đô thị về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian, kiến trúc đô thị, đòi hỏi sự thống nhất quản lý theo quy hoạch phát triển chung mà không bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.

Bộ máy chính quyền Thủ đô thời gian qua hoạt động gọn nhẹ, thông suốt hơn, giảm tầng nấc, giảm thủ tục từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Mặc dù, việc không tổ chức HĐND phường về mặt hình thức có thể làm giảm khả năng được đại diện của người dân địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau hơn 2 năm triển khai thí điểm mô hình chính đô thị ở Thủ đô, quyền được đại diện của người dân vẫn được đảm bảo. Vì vậy, tôi nhất trí với việc Luật hoá chính thức quy định không tổ chức HĐND phường ở Thành phố Hà Nội như trong dự thảo.

Bên cạnh đó, một số cũng cần bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền Thủ đô như trong dự thảo cũng là cần thiết:

Thứ nhất, tại điểm b, khoản 1, điều 9 Dự thảo Luật quy định “Thành phố Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, mức độ hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của TP Hà Nội để bảo đảm các chi phí cho biên chế tăng thêm”.

Theo tôi, đối với chính quyền thủ đô, quy định nội dung này là phù hợp. Bởi vì hiện nay, không chỉ riêng Thủ đô, mà tại một số địa phương, việc giao biên chế của cơ quan có thẩm quyền cấp trên cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cần thiết về biên chế, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức để làm việc. Trong khi đó, Hà Nội là địa bàn tập trung đông dân cư, là trung tâm hành chính – kinh tế của cả nước, kéo theo đó là đòi hỏi về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo báo cáo đánh giá tác động của Bộ tư pháp, tính theo số dân/biên chế công chức trung bình tại 63 tỉnh, TP là khoảng 686 dân/công chức; trong khi tại Hà Nôi là khoảng 1.016 dân/công chức, điều đó thể hiện phần nào áp lực, khối lượng công việc của công chức thủ đô đang phải đảm nhận, trong khi số lượng công việc và yêu cầu chất lượng ngày càng tăng.

Do đó, việc giao cho chính quyền TP Hà Nội được quyết định tăng thêm biên chế cán bộ, công chức, viên chức như trong dự thảo Luật sẽ cho phép Hà Nội có thể chủ động bố trí nguồn lực đầy đủ, kịp thời; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp lý hơn, biên chế được cân đối phù hợp với danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, việc quyết định biên chế căn cứ vào khả năng ngân sách của thành phố nên sẽ không ảnh hưởng đến nguồn ngân sách Trung ương hay các địa phương khác. Việc bố trí đủ nguồn lực và phát huy được nguồn lực sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác tối đa hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô.

Thứ hai, cũng với những lý do trên, tôi tán thành quy định tại khoản 2 Điều 16 dự thảo Luật, cho phép “Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Thành phố thuộc Thành phố Hà Nội được ký hợp đồng có thời hạn với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm”.

Điều này sẽ giúp cơ quan, đơn vị bổ sung kịp thời số lượng nhân lực còn thiếu. Việc ký hợp đồng cũng đã được dự thảo quy định nằm trong khuôn khổ đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu vị trí việc làm và trong khả năng cân đối ngân sách. Với những quy định đặc thù này, sẽ giúp thủ đô có đủ nguồn nhân lực, các công việc sẽ được triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả; cán bộ, công chức giảm áp lực công việc, tạo môi trường cạnh tranh năng động, giảm tâm lý và sức ý của công chức, viên chức, từ đó tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ ba, việc tăng số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội từ 95 đại biểu theo quy định hiện hành lên 125 đại biểu như khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật là phù hợp trong bối cảnh thủ đô là một trong hai địa phương có quy mô dân số đông nhất cả nước với tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm ở mức 1,4%/năm. V

ới số lượng 95 đại biểu HĐND TP như hiện nay thì theo báo cáo đánh giá tác động, bình quân khoảng 105.000 người dân/đại biểu, tỷ lệ quá thấp so với bình quân chung cả nước là 26.500 người dân/đại biểu.

Tỷ lệ người dân trên đại biểu quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tính đại diện, quyền lợi của cử tri và nhân dân thủ đô. Mặt khác, nếu theo như dự thảo Luật sẽ không tổ chức HĐND phường ở TP Hà Nội, như vậy việc tăng số lượng đại biểu HĐND ở cấp cao hơn sẽ góp phần tăng cường việc kiểm soát, giám sát quyền lực đối với chính quyền cấp dưới.

Tuy nhiên, tôi đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu HĐND TP Hà Nội hoạt động chuyên trách lên cao hơn mức “ít nhất 25%” như trong dự thảo. Điều này cũng thống nhất với tinh thần chung của Quốc hội, là nâng dần tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách lên qua từng nhiệm kỳ.

Tăng số lượng đại biểu nhân dân hoạt động chuyên trách là xu thế tích cực, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử.

Thực tiễn đã chứng minh, tỷ lệ đại biểu chuyên trách càng cao, thì chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, HĐND càng tăng. Do vậy, tôi để nghị nâng mức “ít nhất 25% số đại biểu hoạt động chuyên trách” của HĐND TP Hà Nội lên mức “ít nhất 30 hoặc 35%”.

Thứ tư, cũng với đặc thù là thủ đô của cả nước, tập trung đông dân cư, khối lượng công việc thuộc từng lĩnh vực tương đối đồ sộ, bên cạnh đó với số lượng đại biểu HĐND lớn (theo dự thảo quy định là 125 đại biểu) thì việc tăng thêm 01 Phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội tại khoản 3 điều 9 là cần thiết để đảm bảo việc chỉ đạo, theo dõi các hoạt động của HĐND theo từng lĩnh vực phụ trách, đồng thời giảm áp lực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của lãnh đạo HĐND TP.

Tuy nhiên,đối với quy định tại khoản 4 điều 9, trao quyền cho Thường trực HĐND TP Hà Nội quyết định một số nội dung trong thời gian HĐND TP không họp, tôi đề nghị nên cân nhắc, xem xét kỹ.

Các trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 4 điều 9 dự thảo là các trường hợp quyết định các biện pháp hoặc hỗ trợ kinh phí trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất, thiên tai, dịch bệnh… đều yêu cầu tính cấp bách và kịp thời thì có thể trao quyền cho Thường trực HĐND quyết định và báo cáo HĐND TP tại kỳ họp gần nhất.

Nhưng đối với trường hợp tại điểm b khoản 4 điều 9 “Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C quy định tại Luật Đầu tư công” thì theo tôi không nên trao quyền cho Thường trực HĐND TP quyết định bởi đây là nội dung có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, hạ tầng của địa phương. Chủ trương đầu tư đã được tập thể HĐND thông qua, quyết định theo đa số nhưng sau đó lại được điều chỉnh bởi một số ít đại biểu là Thường trực HĐND. Như vậy, là vi phạm nguyên tác quyết định theo tập thể, tỷ lệ, tính theo đa số của HĐND; thiếu sự tôn trọng đối với quyết định mang tính tập thể của các đại biểu HĐND.

Đặc biệt trong bối cảnh tại nhiệm kỳ này, Quốc hội và HĐND các tỉnh, TP thường xuyên tổ chức các kỳ họp bất thường để quyết định các nội dung quan trọng, cần thiết mà không cần chờ tới các kỳ họp thường lệ để đảm bảo tính kịp thời. Nên theo tôi, việc tổ chức các kỳ họp bất thường để điều chỉnh chủ trương đầu tư là hoàn toàn có thể thực hiện và không gặp khó khăn lớn.

Luật Thủ đô (sửa đổi) thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về tổ chức chính quyền địa phương Luật Thủ đô (sửa đổi) thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về tổ chức chính quyền địa phương
Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động