Thứ hai 03/02/2025 11:54
Giải đáp chính sách

Quy định mới về Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 18/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.
Ảnh minh hoạ: Thanh Khê
Ảnh minh hoạ: Thanh Khê

Hỏi: Tôi được biết, vừa có quy định mới liên quan đến tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp. Xin quý báo cho biết chi tiết?

(Nguyễn Văn Bính, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Ngày 18/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp. Theo đó, Điều 1 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp như sau:

1. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

CA tỉnh, TP trực thuộc Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

2. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương gồm:

a) Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Trưởng ban;

b) Giám đốc CA tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực;

c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố TP Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố TP Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khác), Phó Trưởng ban;

d) Phó Giám đốc CA tỉnh, TP trực thuộc Trung ương phụ trách an ninh, Thành viên thường trực;

2. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố bộ, ngành

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật phòng, chống khủng bố.

2. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ CA, Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố.

2a. Tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao”.

3. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật phòng, chống khủng bố.

2. Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

2a. Tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

2b. Giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về an ninh hàng không.

3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương giao”.

4. Khoản 1a sau khoản 1 Điều 11 được bổ sung như sau:

“1a. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và được sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác. Trường hợp Trưởng ban Chỉ đạo vắng mặt hoặc ủy quyền, Phó Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”…

B.A
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động