Thứ sáu 24/01/2025 13:50

Quyền sống là một quyền tối cao của con người

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Quyền sống là một quyền tự nhiên, tất yếu, vốn có của con người; là quyền quan trọng nhất đối với mỗi người, là cơ sở cho tất cả các quyền con người.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, ngay Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định như sau: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Trên thực tiễn, quyền sống được Nhà nước Việt Nam ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và trong các đạo luật chuyên ngành trước đây thông qua các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Đến Hiến pháp năm 2013, quyền sống đã được nêu trực tiếp tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013 về quyền sống của cá nhân: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai được tước đoạt tính mạng trái luật”.

Hiến pháp cũng bổ sung một nguyên tắc hiến định đó là: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng" (Điều 14).

Có thể nói quy định về quyền sống trong Hiến pháp 2013 là một quy định mới hết sức tiến bộ khẳng định giá trị nhân văn của bản Hiến pháp nói chung cũng như sự xác lập quyền làm chủ của Nhân dân đối với xã hội, Nhân dân là chủ thể quyền lực tối cao. Đồng thời việc xác lập quyền sống còn khẳng định rằng, Việt Nam luôn thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ các cam kết quốc tế về nhân quyền đối với Liên Hiệp Quốc, chúng ta luôn thực hiện một cách nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế về nhân quyền mà mình là thành viên.

Trong pháp luật hình sự, quyền này được thể hiện rõ nhất thông qua việc quy định về hình phạt tử hình. Theo đó, các tội danh hiện còn áp dụng hình phạt tử hình theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 bao gồm: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Giết người (Điều 123); Tham ô tài sản (Điều 353); Nhận hối lộ (Điều 354); Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421); Chống loài người (Điều 422); Tội phạm chiến tranh (Điều 423); Phản bội Tổ quốc (Điều 108); Mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân (Điều 109); Bạo loạn (Điều 112); Gián điệp (Điều 110); Khủng bố (Điều 299); Khủng bố nhằm chống chính quyền Nhân dân (Điều 113); Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); Vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250).

Bảo đảm quyền của người bị bắt giữ theo Công ước chống tra tấn
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được thể hiện qua các bản Hiến pháp của Việt Nam
Các quốc gia thành viên phải bảo đảm và tôn trọng quyền không bị tra tấn
Các quốc gia thành viên phải hình sự hóa hành vi tra tấn
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động