Thứ ba 22/04/2025 14:00

Sự cần thiết phải xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do tính đặc thù nên CNQP phải được xây dựng thành luật riêng, độc lập...
Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục CNQP, phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp về triển khai xây dựng Luật CNQP, An ninh và động viên công nghiệp.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục CNQP, phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp về triển khai xây dựng Luật CNQP, An ninh và động viên công nghiệp.

Bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp

Bộ Quốc phòng cho biết, Pháp lệnh Động viên công nghiệp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 25/2/2003 và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 26/1/2008, được sửa đổi, bổ sung ngày 22/12/2018. Các Pháp lệnh được ban hành là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị Quân đội quán triệt, tổ chức thực hiện động viên công nghiệp và xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý ngành đối với các hoạt động công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai Pháp lệnh Động viên công nghiệp và hơn 12 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, trước yêu cầu của thực tiễn, cần xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập xuất hiện trong quá trình thực thi 2 Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp trong tình hình hiện nay.

Theo Bộ Quốc phòng, Luật Công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp được xây dựng với mục đích phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp trong trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang, tổ chức sắp xếp, tái cơ cấu hệ thống cơ sở phù hợp đặc thù công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp, đảm bảo thích ứng với nền kinh tế thị trường, hội nhập xu hướng toàn cầu hóa; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.

Đồng thời, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài, trong đó, tập trung vào các nội dung: Nguồn vốn cho đầu tư; nghiên cứu phát triển trang bị kỹ thuật công nghệ cao; thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực có chất lượng, khuyến khích nhân tài phục vụ cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang có tiềm lực về tài chính và khoa học công nghệ tham gia đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp; sản xuất, sửa chữa trang bị kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang; triển khai các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mũi nhọn; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở động viên công nghiệp.

Để đạt mục đích trên, dự thảo Luật đã đưa ra các chính sách: 1- Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động công nghiệp quốc phòng; 2- Quy hoạch hệ thống tổ chức Công nghiệp quốc phòng; 3- Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển Công nghiệp quốc phòng; 4- Huy động nguồn lực cho phát triển Công nghiệp quốc phòng; 5- Bảo đảm hiệu quả hoạt động động viên công nghiệp.

Tạo cơ sở pháp lý phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Thiếu tướng Lương Thanh Chương, Phó chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cho biết, vấn đề này xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Qua tổng kết việc triển khai thực hiện Pháp lệnh ĐVCN năm 2003, Pháp lệnh CNQP năm 2008 và kết quả xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh (CNAN) từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay cho thấy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN.

Tuy nhiên, trong tình hình mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CNQP, AN và ĐVCN đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: Nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng liên quan đến CNQP, AN và ĐVCN chưa được thể chế hóa; một số nội dung của các pháp lệnh chưa đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật liên quan về quốc phòng, an ninh (QP, AN); nhiều nội dung đang được điều chỉnh ở văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý chưa cao; quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc.

Vì vậy, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về CNQP, AN và ĐVCN nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng về xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập; đáp ứng yêu cầu phát triển CNQP, AN và ĐVCN để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ QP, AN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong quá trình xây dựng dự án luật, Tổng cục CNQP luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường vụ Quân ủy Trung ương, thủ trưởng Bộ Quốc phòng; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng như của các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Tuy vậy, còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng xây dựng nội dung.

Hồ sơ được xây dựng trên cơ sở hợp nhất 3 hồ sơ luật chuyên ngành: CNQP, CNAN và ĐVCN. Do CNQP, CNAN mang nhiều điểm khác biệt về quy mô ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, năng lực công nghệ, sản phẩm mục tiêu... Vì vậy, đặt ra yêu cầu rất cao trong xây dựng cơ chế, chính sách và kỹ thuật lập pháp, vừa phải bảo đảm sự hòa quyện, vừa phải bảo đảm tính riêng biệt đặc thù của mỗi ngành.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ, cùng nghiên cứu những vấn đề chung và vấn đề riêng của từng ngành để đưa vào dự thảo luật. Đến nay, những khó khăn, vướng mắc cơ bản đã được giải quyết. Hiện tại, đã thống nhất được các nội dung của dự án luật, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật và gửi xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Tổng cục CNQP đang tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến; tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ trình các cấp theo quy định.

Mục đích xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm tăng cường gắn kết và phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang Nhân dân;

Tổ chức đổi mới, sắp xếp hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh phù hợp đặc thù công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp và gắn với phương thức tác chiến của quân đội, nhiệm vụ của công an, thích ứng với kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp.

Chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Đề xuất công nhận liệt sĩ, thương binh cho người lao động tham gia động viên công nghiệp
"Lưỡng dụng hóa” trong ngành Công nghiệp quốc phòng
Quan điểm của Đảng về công nghiệp quốc phòng
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Luật Thủ đô năm 2024 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc xác lập cơ chế đặc thù cho Hà Nội trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Chiều 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp đặc biệt về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu tập trung của các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động