Thứ năm 23/01/2025 20:14

Chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Quốc phòng đang đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, trong đó quy định chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Trung tướng Hồ Quang Tuấn, Chủ nhiệm Tổng cục CNQP, chủ trì hội nghị.  Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2022 của Cụm thi đua các đơn vị sản xuất đạn và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, được tổ chức tại Nhà máy Z115 sáng 28/10.
Trung tướng Hồ Quang Tuấn, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, chủ trì hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2022 của Cụm thi đua các đơn vị sản xuất đạn và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, được tổ chức tại Nhà máy Z115 sáng 28/10.

Chế độ, chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh

Tại Điều 54 dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh được: Nhà nước đầu tư đủ vốn để hình thành tài sản trực tiếp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc công nghiệp phòng, an ninh; Ưu tiên, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của dự án quan trọng trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; nguồn lực, ngành nghề đặc thù của công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghệ lưỡng dụng.

Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, năng lượng đối với nơi chưa có sẵn các hệ thống bảo đảm giao thông và cung cấp năng lượng; Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai; Miễn tiền thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về thuế.

Nhà nước đảm bảo các khoản chi phí gồm: Quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an; chi cho nhiệm vụ diễn tập, huấn luyện chiến đấu, huấn luyện dự bị động viên; các khoản chi cho công tác quốc phòng, an ninh, công tác phục vụ quốc phòng, an ninh, quan hệ quân dân; chi phí đặc thù khác. Trường hợp ngân sách nhà nước không đảm bảo đủ cho các khoản chi này thì được hạch toán các khoản chi phí này vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh và được loại trừ các chi phí này khi thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;

Giảm về thuế, phí và ưu đãi trợ giá đối với sản phẩm kinh tế, sản phẩm lưỡng dụng thuộc hàng hóa trong nước chưa sản xuất được hoặc sử dụng công nghệ cao; Ưu đãi tín dụng cho đầu tư mở rộng năng lực để sản xuất sản phẩm kinh tế trên dây chuyền quốc phòng, an ninh hiện có; Sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh và hoạt động kinh doanh bổ sung khi không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được giao, nhưng phải hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Hưởng chính sách đặc thù về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, tuyển chọn và chính sách trả lương, chế độ ưu đãi cho người lao động; được hạch toán các chi phí đãi ngộ, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật này vào chi phí sản xuất; Nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí; Nhà nước xem xét hỗ trợ hai quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng hai tháng lương thực hiện, trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập hai quỹ đó; Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá.

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh thực hiện nhiệm vụ và hoạt động trên các địa bàn chiến lược được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với chương trình, dự án cần đầu tư khẩn cấp được áp dụng cơ chế đầu tư công trong các trường hợp cấp bách; Được sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định trong sản xuất các sản phẩm quốc phòng, an ninh theo hình thức sử dụng trước, thanh toán sau phù hợp với kinh phí mua sắm trang bị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và nhiệm vụ được giao.

Doanh nghiệp thuộc cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh được tự chủ trong hoạt động đầu tư mua sắm về công nghệ, trang thiết bị, vật tư, dịch vụ phục vụ nghiên cứu, sản xuất, triển khai phát triển sản phẩm trong hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh.

Chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp

Theo Điều 55 Dự thảo Luật, chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp được: Bảo đảm kịp thời, đầy đủ tài liệu công nghệ và trang thiết bị để hoàn chỉnh dây chuyền động viên công nghiệp; Bảo đảm kịp thời, đúng chủng loại, số lượng, chất lượng vật tư phục vụ sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật để duy trì năng lực dây chuyền động viên công nghiệp; Hạch toán chi phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, độc hại, thu hút vào giá thành sản phẩm để chi trả cho người lao động trực tiếp trong thời gian thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa sản phẩm động viên công nghiệp; Thanh toán và bảo đảm kinh phí đúng thời hạn; Miễn thuế giá trị gia tăng khi thực hiện sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật và tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật về Thuế giá trị gia tăng.

Đối với thực hành động viên công nghiệp, doanh nghiệp được: Bảo đảm phương tiện vận chuyển khi di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp đến địa điểm mới; Bảo đảm kịp thời vật tư, trang thiết bị và kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp; Hưởng ưu đãi về thuế khi sản xuất sản phẩm động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; được ưu đãi tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất phục vụ cho nhiệm vụ động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế;

Giảm hoặc miễn truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong trường hợp do thực hiện quyết định động viên công nghiệp để phục vụ đất nước trong điều kiện tình trạng chiến tranh mà không thực hiện được hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự đang có hiệu lực vào thời điểm nhận quyết định động viên công nghiệp; Nhà nước cấp kinh phí bù đắp chi phí trong trường hợp giá sản phẩm được duyệt theo kế hoạch không đủ so với thực tế sản xuất, sửa chữa; kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành dây chuyền động viên công nghiệp trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí.

Kết thúc động viên công nghiệp, doanh nghiệp được: Bảo đảm phương tiện di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp về địa điểm trước khi di chuyển; Hỗ trợ kinh phí để phục hồi sản xuất.

Trách nhiệm của doanh nghiệp là cung cấp đầy đủ, chính xác về năng lực sản xuất, sửa chữa cho cơ quan khảo sát theo quy định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định sáp nhập, chia tách, chuyển giao quyền sở hữu, giải thể, phá sản hoặc đổi mới công nghệ mà không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp thì người quản lý doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan được giao quản lý dây chuyền động viên công nghiệp và Bộ Quốc phòng.

Bên cạnh đó, chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp; đồng thời tuyển chọn, bố trí người lao động có đủ năng lực, trình độ bảo đảm duy trì hoạt động của dây chuyền động viên công nghiệp; bảo đảm chế độ chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành; 1uản lý, điều hành hoạt động của dây chuyền trong thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp.

Khi doanh nghiệp không còn khả năng động viên công nghiệp, người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm bàn giao đầy đủ tài liệu công nghệ, trang thiết bị do Nhà nước giao theo quyết định thu hồi của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; nếu có tổn thất thì doanh nghiệp phải bồi thường tổn thất trước khi bàn giao; việc xác định bồi thường tổn thất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Chịu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng và Bộ Quốc phòng.

Mở rộng đối tượng, hoàn thiện phương thức thực hiện Động viên công nghiệp
Nâng cao hiệu quả kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với chuẩn bị nguồn lực động viên quốc phòng
Đẩy mạnh xây dựng công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động