Thứ năm 23/01/2025 11:18

Thí điểm đổi mới đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” vừa được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành.
Thí điểm đổi mới đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại phiên họp Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương năm 2022. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Theo Quyết định, mục tiêu tổng quát của Đề án là đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực tiễn cuộc sống; đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành, sử dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm ban hành Khung tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khoa học, khách quan, khả thi, phù hợp với yêu cầu, bối cảnh thực tiễn. Tổ chức thực hiện và hoàn thành việc đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời, tổng kết quá trình thí điểm, đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế và xây dựng các giải pháp phù hợp về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước.

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2022-2026 và sẽ đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng.

Về tổ chức thực hiện, giao Bộ Tư pháp chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; thường xuyên theo dõi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thí điểm.

Nghiên cứu, khảo sát, tổ chức tọa đàm, hội thảo về hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và ban hành tiêu chí chung và phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm trong việc xây dựng các tiêu chí riêng trong Khung tiêu chí; huy động nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...

Bộ Tài chính tham mưu bố trí kinh phí và hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo, định hướng cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thông tin, truyền thông về thực hiện đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện thí điểm. Bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị. Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, giám sát, phản biện xã hội và phối hợp tham gia đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Quyết định trên cũng nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm nghiên cứu, khảo sát hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; ban hành Khung tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động nguồn lực xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổng kết, rút kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Huy động các nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Huy động các nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1383/UBND-NC về việc hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo ...

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng

Ông Đinh Bá Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm cho biết, trong nhiều năm qua công tác phổ biến, giáo ...

Toạ đàm về phương pháp đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Toạ đàm về phương pháp đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Đoàn khảo sát của Bộ Tư pháp do đồng chí Tô Thị Thu Hà -Trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục ...

Thế Vinh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động