Thứ năm 24/07/2025 03:46

Thị trường tài chính Việt Nam nhiều tiềm năng, có sức hút mạnh mẽ với doanh nghiệp của Hoa Kỳ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 13/11/2023, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp bà Caroline D. Phạm, Ủy viên Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thị trường tài chính Việt Nam nhiều tiềm năng, có sức hút mạnh mẽ với doanh nghiệp của Hoa Kỳ
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng hoan nghênh bà Caroline Phạm và đoàn CFTC thăm làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao quan hệ hợp tác, hỗ trợ của CFTC và cá nhân bà Caroline Phạm đối với các cơ quan chuyên ngành của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, qua đó hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam và đóng góp thực chất cho quan hệ kinh tế song phương.

Thứ trưởng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và sẵn sàng cùng Hoa Kỳ phát triển quan hệ sâu rộng, ổn định và thực chất, cụ thể hoá khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện dựa trên 10 trụ cột được thiết lập tháng 9/2023.

Trong đó, hai nước coi hợp tác kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư là trọng tâm; hợp tác về giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là các lĩnh vực đột phá; ưu tiên các lĩnh vực hợp tác chiến lược như bán dẫn, nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, vận tải và logistics, tài chính-ngân hàng, kinh tế số và chuyển đổi năng lượng.

Thứ trưởng nhấn mạnh trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất ổn, lạm phát toàn cầu tăng nhanh, Việt Nam luôn nỗ lực để thúc đẩy các liên kết kinh tế và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính; đóng góp vào việc tăng cường trao đổi thông tin về hoàn thiện khung cơ chế, chính sách cuả thị trường tài chính; cũng như tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực tài chính.

Thứ trưởng đề nghị hai nước tăng cường đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực chung lợi ích, như hạ tầng và dịch vụ tài chính, đặc việt là tài chính kỹ thuật số, đào tạo nhân lực chất lượng cao, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vay nợ và viện trợ, thuế quan, phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán.

Uỷ viên Uỷ ban giao dịch hàng hoá tương lai Hoa Kỳ Caroline Phạm bày tỏ vui mừng và xúc động khi đến thăm Việt Nam, một trong những đối tác chủ chốt trong chính sách khu vực của Hoa Kỳ. Bà Caroline Phạm chia sẻ, đánh giá của Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng về ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden tháng 9/2023 vừa qua và việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện phản ánh bước tiến ngoạn mục trong quan hệ hai nước, tăng cường sự hiểu biết, lòng tin, thể hiện cam kết của Hoa Kỳ trong việc mở ra những cơ hội mới trong hợp tác kinh tế - tài chính giữa hai nước.

Bà Caroline Phạm cho biết hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp của Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính quan tâm đến Việt Nam, khẳng định thị trường tài chính của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và có sức hút mạnh mẽ. Điều này đến từ môi trường chính trị ổn định, sự tham gia của người dân vào thị trường tài chính gia tăng và chính sách linh hoạt của Chính phủ.

Bà Caroline Phạm cảm ơn các cơ quan Chính phủ Việt Nam như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đã tích cực và hợp tác với CFTC trong các nội dung về chính sách thương mại, tiền tệ và ngoại hối; cùng nghiên cứu mở rộng hơn nữa các hợp tác trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Bà cho biết CFTC sắp tới sẽ triển khai các hoạt động hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng khuôn khổ chính sách, quản lý rủi ro và giám sát thị trường tài chính phát triển lành mạnh, ổn định.

Hai bên cũng trao đổi các biện pháp cụ thể để thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế-thương mại, tài chính - đầu tư song phương, trong đó có việc thúc đẩy đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, hợp tác về chính sách ngoại hối, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và đa dạng hoá chuỗi cung ứng.

Hội thảo ARF lần thứ năm về Công ước Luật Biển 1982 Hội thảo ARF lần thứ năm về Công ước Luật Biển 1982
Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất các sáng kiến Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất các sáng kiến
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm là cơ bản tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, pháp luật trong năm 2025, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái, điểm sáng đổi mới của Thủ đô

Phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái, điểm sáng đổi mới của Thủ đô

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ trọng thể tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 220 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 3.400 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã.
Ngoại giao kinh tế là đòn bẩy chiến lược trong thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025

Ngoại giao kinh tế là đòn bẩy chiến lược trong thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025

Ngày 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động