Thứ tư 23/07/2025 09:08

Thủ tướng chỉ thị củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân.
thu tuong chi thi cung co vung chac he thong quy tin dung nhan dan
Ảnh minh họa

Chỉ thị nêu rõ thời gian qua, vẫn còn một số Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động yếu kém, có biểu hiện xa rời tôn chỉ và mục đích hoạt động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn và an toàn hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân. Hành lang pháp lý cho hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số nơi, chính quyền địa phương các cấp còn thiếu sự quan tâm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, xử lý kịp thời sai phạm.

Xử lý dứt điểm các Quỹ yếu kém

Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo cho hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững, đúng mục tiêu, đúng tính chất, đúng nguyên tắc của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện thành công nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ theo định hướng “Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của Quỹ Tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các Quỹ Tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của Quỹ Tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên”.

Đồng thời, nâng cao năng lực, trình độ, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành Quỹ Tín dụng nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Quỹ Tín dụng nhân dân; đảm bảo Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quy định của pháp luật; tăng cường vai trò, trách nhiệm, công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tập trung xử lý dứt điểm các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân, cơ chế xử lý đối với Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém.

Tăng cường, chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân, tạo điều kiện để người dân và thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia quản lý và giám sát hoạt động của các Quỹ Tín dụng nhân dân; phát huy vai trò Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của các Quỹ Tín dụng nhân dân, tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân.

Rà soát các Quỹ

Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầuNgân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; đổi mới cơ chế quản lý hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân theo hướng phân cấp theo quy mô tài sản, điều kiện quản trị rủi ro và năng lực cán bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Tập trung xử lý theo thẩm quyền các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra ở cấp trung ương và địa phương về hoạt động tín dụng, cấp phép hoạt động, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các Quỹ Tín dụng nhân dân, xử lý các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém hiện nay.

Đồng thời, tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân; thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với Quỹ Tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tích cực tham gia xử lý các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Rà soát, đánh giá, phân loại các Quỹ Tín dụng nhân dân để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém theo Đề án củng cố và phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân đến 2020 và định hướng đến 2030.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".

Bộ Công an tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các Quỹ Tín dụng nhân dân; duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các Quỹ Tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ Quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn; tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp quận, huyện, phường, xã tăng cường quản lý nhà nước về cán bộ nhân sự làm việc tại các Quỹ Tín dụng nhân dân, ngăn ngừa các vi phạm, rủi ro đạo đức; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân đảm bảo ổn định, lành mạnh phù hợp quy định pháp luật và định hướng phát triển chung của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân; quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho Quỹ Tín dụng nhân dân nhằm đảm bảo Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các Quỹ Tín dụng nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động và cho vay; tăng cường quản lý và giáo dục đạo đức cán bộ, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động; tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu...

T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng

Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung năm 2025 với quy mô lớn, mức giảm giá lên tới hơn 50% nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ DN phục hồi sau khó khăn.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 22/7/2025 - XSMB 22/7/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 22/7/2025 - XSMB 22/7/2025 - XSMB

XSMB 22/7/2025. KQXSMB 22/7/2025. XSMB 22/7. KQXSMB 22/7. Xổ số miền Bắc hôm nay 22/7/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 22/7/2025.
Doanh nghiệp giao dịch online cùng VPBank – “săn” vận may gần 4 tỷ đồng

Doanh nghiệp giao dịch online cùng VPBank – “săn” vận may gần 4 tỷ đồng

Từ nay đến 20/10, khách hàng doanh nghiệp của VPBank có cơ hội nhận hàng chục nghìn quà tặng là điểm LynkiD và tham gia quay thưởng với tổng giá trị giải thưởng gần 4 tỷ đồng khi phát sinh giao dịch trên VPBank NEOBiz.
Xăng sinh học E10 - bước chuyển dịch năng lượng tới Net Zero

Xăng sinh học E10 - bước chuyển dịch năng lượng tới Net Zero

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong kinh doanh nhiên liệu sinh học và xây dựng hệ sinh thái năng lượng sạch với sản phẩm xăng E10
Giá xăng dầu hôm nay 23/7/2025: giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/7/2025: giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày 22/7, khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và châu Âu dần tiêu tan, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế tại các thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Tỷ giá USD hôm nay 23/7/2025: đồng USD quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay 23/7/2025: đồng USD quay đầu giảm

Đồng USD đã giảm vào thứ Ba, trong khi đồng yên là một trong những đồng tiền chính tăng mạnh so với đồng bạc xanh, khi các nhà đầu tư theo dõi các cuộc đàm phán trước hạn chót ngày 1/8.
Đối tượng được thuê nhà ở, nhà ở xã hội do Quỹ nhà ở quốc gia đầu tư xây dựng

Đối tượng được thuê nhà ở, nhà ở xã hội do Quỹ nhà ở quốc gia đầu tư xây dựng

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định về Quỹ nhà ở quốc gia. Tại dự thảo, Bộ đã đề xuất quy định về hoạt động đầu tư, tạo lập nhà ở để cho thuê của Quỹ.
Capital Square: Nơi hội tụ những dòng chảy phồn vinh bên bờ sông Hàn

Capital Square: Nơi hội tụ những dòng chảy phồn vinh bên bờ sông Hàn

Nằm bên bờ sông Hàn lịch sử đã chứng kiến kỳ tích của Đà Nẵng từ một thương cảng nhỏ đến thành phố đáng sống bậc nhất Việt Nam, Capital Square là nơi hội tụ những dòng chảy thịnh vượng, tri thức và phồn vinh, đem lại một không gian sống xứng tầm cho giới tinh hoa trong nước và quốc tế.
Giá cao, cầu vẫn hấp thụ tốt

Giá cao, cầu vẫn hấp thụ tốt

Các dự án mở bán mới có giá cao nhưng vẫn được hấp thụ tốt do nhu cầu nhà ở của nhóm có khả năng tài chính tốt, bao gồm cả người dân Việt Nam và khách nước ngoài vẫn cao.
Thị trường chứng khoán ngày 22/7: VN-Index trở lại vùng đỉnh

Thị trường chứng khoán ngày 22/7: VN-Index trở lại vùng đỉnh

Trong phiên giao dịch ngày 22/7, thị trường chứng kiến sự quay đầu mạnh mẽ vào cuối phiên, với VN-Index tăng gần 25 điểm, quay lại mức đỉnh của phiên hôm qua. Phiên 22/7, VN-Index tăng 24,49 điểm (+1,65%), lên 1.509,54 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 21/7: VN-Index rời xa mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 21/7: VN-Index rời xa mốc 1.500 điểm

Sau những phút khởi sắc đầu phiên, VN-Index một lần nữa vượt mốc 1.500 điểm. Dù vậy, nỗ lực chinh phục đỉnh của chỉ số chính bất thành trước áp lực chốt lời dâng cao trong phiên chiều.
Đề xuất quy định về dịch vụ kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán

Đề xuất quy định về dịch vụ kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết các dịch vụ kinh doanh chứng khoán và chuyển nhượng chứng khoán theo Nghị định số 181/2025/NĐ-CP ngày 1/7/2025 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ford triệu hồi gần 700.000 xe vì lỗi kim phun nhiên liệu, nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn

Ford triệu hồi gần 700.000 xe vì lỗi kim phun nhiên liệu, nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn

Hãng xe Ford lại tiếp tục vướng vào khủng hoảng kỹ thuật khi vừa công bố đợt triệu hồi quy mô lớn gần 700.000 xe tại thị trường Mỹ, liên quan đến lỗi kim phun nhiên liệu có thể gây cháy động cơ.
Nhiều dư địa cho công nghiệp điện tử và bán dẫn

Nhiều dư địa cho công nghiệp điện tử và bán dẫn

Theo các chuyên gia, Việt Nam còn nhiều dư địa để cải thiện trong các lĩnh vực như tích lũy công nghệ, phát triển nhân tài cao cấp và một số cơ sở hạ tầng nhất định, báo hiệu chính xác tiềm năng tăng trưởng lớn và cơ hội hợp tác rộng rãi.
Ford Bronco New Energy ra mắt: SUV điện khổng lồ, chạy 650km, giá từ 1,7 tỷ đồng

Ford Bronco New Energy ra mắt: SUV điện khổng lồ, chạy 650km, giá từ 1,7 tỷ đồng

Ford vừa chính thức trình làng mẫu SUV điện hoàn toàn mới Bronco New Energy tại thị trường Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển mình táo bạo của dòng xe Bronco huyền thoại khi lần đầu được điện hóa.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động