Thứ năm 23/01/2025 06:12

Thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh của Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững.
Thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh của Thủ đô
Khách gửi xe thanh toán tiền qua hình thức chuyển khoản tại điểm trông giữ xe trước cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương của Công ty Cổ phần 911. Ảnh: Văn Biên

Thu hút đầu tư vào công nghệ số, phát triển kinh tế số

Trong chương trình hành động của TP Hà Nội và người dân Thủ đô thì mục tiêu đặt ra là: "Chuyển đổi số (CĐS) TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với định hướng phấn đấu đưa Hà Nội phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

CĐS được xác định là động lực giúp Hà Nội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế. Trên nền tảng hiện có, đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số (KTS), xã hội số. Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền TP, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp, trở thành TP "Xanh - Thông minh - Hiện đại".

Theo các chuyên gia, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 là nền tảng để TP Hà Nội hướng đến mục tiêu "số hóa" trên các lĩnh vực: CĐS; phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển KTS, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Nhờ quyết liệt trong chuyển đối số nên hiện tại, Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về CĐS, công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng, đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Những thành quả bước đầu là động lực để TP Hà Nội phấn đấu thực hiện tiếp các mục tiêu trọng điểm như: 100% TTHC có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4, có thể thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND TP Hà Nội về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ và TP Hà Nội; 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký DN, tài chính, bảo hiểm…

Từ sự thay đổi ở chính quyền số, TP Hà Nội cũng triển khai đồng bộ CĐS trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó, Thủ đô Hà Nội tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm khoảng 30%; tốc độ tăng năng suất lao động từ 7% - 7,5%, hoàn thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo TP.

Thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh của Thủ đô
Ảnh 2: Đoàn Thanh niên Sở Tư pháp thành phố Hà Nội nhiệt tình hướng dẫn công dân thực hiện cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID. Ảnh: Khánh Huy

Nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế số

Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA), thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. TP Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng thúc đẩy KTS, kinh tế xanh phát triển bền vững và các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với vị trí chiến lược là Thủ đô của cả nước, cùng nhiều lợi thế đặc thù, TP Hà Nội có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển, thu hút đầu tư vào ngành công nghệ số, công nghệ cao. TP Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để các DN trên địa bàn TP tích cực hưởng ứng chủ trương này, rất cần có những biện pháp hỗ trợ thiết thực.

Phó Giám đốc HPA Lê Tự Lực cho biết, để hỗ trợ DN phát triển công nghệ số, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.

Trong hai tháng cuối năm 2024, TP Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN thông qua các chính sách về tín dụng, thuế, đất đai, xúc tiến đầu tư và kết nối. Những hỗ trợ này sẽ giúp cộng đồng DN tiếp cận tốt hơn với CĐS và phát triển bền vững.

Bài cuối: Hà Nội tích cực trong việc chuyển đổi số để chuyển đổi xanh Bài cuối: Hà Nội tích cực trong việc chuyển đổi số để chuyển đổi xanh
Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động