Thứ bảy 08/02/2025 08:04

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Nghị quyết đưa ra 5 mục tiêu: 1- Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; 2- Tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch COVID-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể; 3- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững; 4- Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Trong đó đến hết quý III/2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch; 5- Giữ vững ổn định chính trị xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; gìn giữ môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghị quyết đề 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: 1- Tập trung cao độ phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; 2- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; 3- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số; 4- Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; 5- Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; 6- Thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững; 7- Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; 8- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, theo tinh thần “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, truyền cảm hứng và tạo niềm tin cho nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tích cực thực hiện phòng, chống dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tăng cường giám sát không gian mạng để loại bỏ các thông tin xấu độc; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch; 9- Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, phương châm “5K + vaccine” và tăng cường ứng dụng công nghệ. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công dịch bệnh, lấy phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, tấn công là chủ động, đột phá.

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không được hoang mang, mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh. Rà soát các phương án phòng, chống dịch, rút kinh nghiệm thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, có kế hoạch cụ thể để chủ động phòng, chống dịch hiệu quả, nhất là tại các khu công nghiệp, khu đông dân cư, chợ đầu mối thích nghi với dịch bệnh trong mọi tình huống.

Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược vaccine, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19. Vận động các đối tác đã có cam kết thực hiện giao vaccine đúng tiến độ và trong thời gian sớm nhất. Tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19; tập trung cho các đối tượng ưu tiên, trong đó có các đối tượng thuộc địa bàn, ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp và trong các ngành thương mại, dịch vụ. Chủ động đàm phán, công nhận kết quả tiêm vaccine với các nước, đặc biệt các quốc gia là đối tác quan trọng của Việt Nam.

Tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

Khuyến khích các doanh nghiệp, địa phương tiếp cận bình đẳng các nguồn vaccine, tuân thủ thực hiện quản lý nhà nước, nhất là kiểm soát chất lượng và cấp phép của Bộ Y tế, dứt khoát không để cạnh tranh không lành mạnh giữa khu vực Nhà nước và tư nhân.

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương ban hành, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tại các nhà máy, khu công nghiệp, chợ đầu mối, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nghiên cứu, đề xuất thành lập trung tâm để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù để thu hút tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ sản xuất vaccine, tiến tới hình thành công nghiệp sản xuất vaccine.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho các chuyên gia, tư vấn vào Việt Nam, nhất là phục vụ các dự án đầu tư.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm an toàn hệ thống; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tích cực triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8-6-2021 của Chính phủ.

Theo dõi sát diễn biến tình hình, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường. Kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là hoạt động xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư.

Về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm ngay thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chủ động có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi số; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, khẩn trương triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ mobile money.

Bộ Công Thương chủ trì xây dựng chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử; có biện pháp xử lý nghiêm vi phạm, bảo đảm chất lượng hàng hóa và nâng cao niềm tin cho người tiêu dùng.

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Trong đó, tập trung: (i) Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; (ii) Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; (iii) Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; (iv) Thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; (v) Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; (vi) Kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công; (vii) Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; (viii) Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục đề xuất các giải pháp, chính sách về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; khẩn trương trình Chính phủ ban hành chính sách giảm số tiền ký quỹ của các doanh nghiệp lữ hành.

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội: thu ngân sách ước đạt 96,1 nghìn tỷ đồng trong tháng 1/2025

Hà Nội: thu ngân sách ước đạt 96,1 nghìn tỷ đồng trong tháng 1/2025

Theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội tháng 1/2025 ước thực hiện 96,1 nghìn tỷ đồng, đạt 19% dự toán pháp lệnh năm và tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: phấn đấu thu hút khoảng 2,7 tỷ USD vốn FDI năm 2025

Hà Nội: phấn đấu thu hút khoảng 2,7 tỷ USD vốn FDI năm 2025

Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh chủ trương cải cách, cải thiện chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, TP Hà Nội cần tiếp tục chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.
Hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Giá vàng hôm nay 8/2/2025: vàng trên đà tăng tuần thứ 6 liên tiếp

Giá vàng hôm nay 8/2/2025: vàng trên đà tăng tuần thứ 6 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng vào thứ Sáu và đang trên đà tăng tuần thứ 6 liên tiếp khi sự chú ý đổ dồn vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sắp tới của Hoa Kỳ để tìm kiếm manh mối về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 7/2/2025 - XSMT 7/2 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 7/2/2025 - XSMT 7/2 - KQXSMT

XSMT 7/2/2025. XSMT. KQXSMT 7/2/2025. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 7/2/2025. Kết quả xổ số miền Trung ngày 7/2. XSMT 7/2. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung thứ Sáu. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/2/2025 - XSMB 7/2/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/2/2025 - XSMB 7/2/2025 - XSMB

XSMB 7/2/2025. KQXSMB 7/2/2025. XSMB 6/2. KQXSMB 7/2. Xổ số miền Bắc hôm nay 7/2/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/2/2025.
Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam

Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam

Cách Hà Nội khoảng 1 giờ lái xe, khách sạn Legend Valley là điểm đến hoàn hảo cho những kế hoạch vui chơi, nghỉ dưỡng và tổ chức sự kiện cuối tuần với hệ thống phòng và tiện ích đẳng cấp cùng loạt hoạt động ngoài trời phong phú, hấp dẫn.
Đề xuất quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đề xuất quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Hà Nội: dự án nhà ở xã hội tại Hạ Đình có giá bán tạm tính 25 triệu đồng/m2

Hà Nội: dự án nhà ở xã hội tại Hạ Đình có giá bán tạm tính 25 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng TP Hà Nội mới đây đã công bố các thông tin liên quan đến dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1, thuộc khu đô thị mới Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, trong đó cho biết giá bán tạm tính là 25 triệu đồng/m2.
Thị trường chứng khoán ngày 7/2: ghi nhận phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 7/2: ghi nhận phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp

Áp lực bán gia tăng khiến VN-Index rung lắc nhẹ trong phiên sáng nay nhưng lực cầu tham gia khá tốt đặc biệt ở nhóm ngân hàng, đã giúp thị trường giữ được sắc xanh phiên thứ tư liên tiếp. Phiên 7/2, VN-Index tăng 3,72 điểm (+0,29%), lên 1.275,2 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 6/2: cổ phiếu ngân hàng thăng hoa, VN-Index duy trì đà tăng nhẹ

Thị trường chứng khoán ngày 6/2: cổ phiếu ngân hàng thăng hoa, VN-Index duy trì đà tăng nhẹ

Chứng khoán phiên 6/2 khép lại với chỉ số VN-Index tăng 1,87 điểm lên 1.271,48 điểm nhờ sự dẫn dắt của ngân hàng, bảo hiểm và tài nguyên cơ bản.
Thị trường chứng khoán ngày 5/2: tiếp đà hồi phục, VN-Index tiến sát mốc 1.270 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 5/2: tiếp đà hồi phục, VN-Index tiến sát mốc 1.270 điểm

Chốt phiên giao dịch ngày 5/2, VN-Index tăng 4,93 điểm lên 1.269,61 điểm; khối lượng giao dịch đạt hơn 587,2 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 13.343,5 tỷ đồng.
Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Phó Giám đốc Sở NN&PTNN Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, TP Hà Nội có chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp thông minh, trong đó, chú trọng giải pháp về công nghệ, chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch, kết nối thị trường nông sản và sản phẩm OCOP…
Đề xuất hỗ trợ cán bộ chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng 5.000.000/tháng

Đề xuất hỗ trợ cán bộ chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng 5.000.000/tháng

Bộ Nội vụ đề xuất mức hỗ trợ đối với cán bộ chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng làm công tác chuyên trách theo vị trí việc làm được hưởng mức hỗ trợ là 5.000.000/tháng.
Mercedes-Benz W 196 R lập kỷ lục đấu giá lên tới hơn 1.300 tỷ đồng

Mercedes-Benz W 196 R lập kỷ lục đấu giá lên tới hơn 1.300 tỷ đồng

Chiếc xe đua cổ điển Mercedes-Benz W 196 R Stromlinienwagen đời 1954 vừa lập kỷ lục đấu giá khi được bán thành công với mức giá 51,155 triệu Euro (tương đương 1.328 tỷ đồng) tại sự kiện của RM Sotheby’s.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động