Thứ sáu 24/01/2025 10:02

Tiền bảo hiểm đối tượng đầu độc người thân nhận được xử lý thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên quan đến vụ đầu độc người thân bằng xyanua ở Đồng Nai gây rúng động dư luận, nhiều người đặt câu hỏi, số tiền bảo hiểm 800 triệu đồng mà Nguyễn Thị Hồng Bích đã nhận được sau các vụ đầu độc sẽ được xử lý ra sao?
Chú thích ảnh: Nghi phạm Bích tại cơ quan công an        Ảnh: CACC
Chú thích ảnh: Nghi phạm Bích tại cơ quan Công an. Ảnh: CACC

Nhận tiền bảo hiểm để tiêu xài

Liên quan đến vụ án nhiều người trong gia đình bị đầu độc bằng xyanua, ngày 7/7, CQ CSĐT CA tỉnh Đồng Nai tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ vụ án hành vi của nghi phạm Nguyễn Thị Hồng Bích (SN 1986, trú tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch). Trước đó ngày 5/7, Bích đã bị khởi tố để điều tra về tội “Giết người”. Tại CQCA, Bích còn khai nhận trước đó đã giết chồng và 2 cháu ruột khác cũng bằng xyanua. Nguyên nhân đầu độc chồng do chồng cờ bạc nợ nần còn 2 cháu là do mâu thuẫn với mẹ của các cháu (cũng là em gái của Bích).

Cụ thể, Bích khai, hiện đang sinh sống cùng với vợ chồng anh ruột tại căn nhà thuộc tổ 4 (ấp Sơn Hà, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) nhưng có những mâu thuẫn với mọi người trong gia đình. Vào ngày 14/10/2023, Bích bỏ xyanua vào thuốc của chồng là anh N.Th. Th cho anh này uống. Ngày 18/10/2023, anh Th tử vong. Sau đó, đến đầu tháng 1/2024, Bích dùng xyanua đầu độc cháu ruột là N.K.D (con của em gái). Nguyên nhân theo nghi phạm khai giữa Bích và em gái mâu thuẫn tiền bạc và em gái soi mói chuyện Bích có mối quan hệ với người đàn ông khác bên ngoài sau khi chồng chết.

Cuối tháng 5, Bích tiếp tục dùng xyanua đầu độc cháu Nguyễn H.N (con của anh trai ruột). Từ lời khai của Bích, lực lượng chức năng khám xét nơi ở của Bích, thu giữ một số vật chứng liên quan, trong đó có 01 chai nhựa màu trắng bên trong có chứa tinh thể (trọng lượng khoảng, 0,7 kg), Bích cất giấu trong khuôn viên ở một nghĩa trang thuộc ấp Sơn Hà, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch. Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự CA tỉnh Đồng Nai, xác định, độc chất kali xyanua là chất cực độc.

Gần đây nhất là thanh niên N.H.B.T (anh trai cháu N, đã tử vong) cũng bị Bích đầu độc bằng xyanua. Bích khai, vào ngày 22/6, khi nhìn thấy cháu T đang ngồi học bài một mình, Bích đã lấy chất độc xyanua bỏ vào thuốc con nhộng rồi đưa cho cháu T uống. Hậu quả, cháu T bị ngộ độc được cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Ngoài ra, sau cái chết của chồng và con, Bích được hưởng khoảng 800 triệu đồng tiền bảo hiểm. Số tiền này Bích dùng trả nợ và tiêu xài cá nhân. CQCA tỉnh Đồng Nai nhận định đây mới chỉ là lời khai ban đầu của Bích. Hiện CQCA đang tiếp tục điều tra, làm rõ động cơ, mục đích của Bích để xử lý theo quy định pháp luật.

Xử lý thế nào về số tiền bảo hiểm?

Phân tích vụ việc trên dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Thịnh - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, hành vi đầu độc nhiều người thân trong gia đình bằng chất xyanua là tội ác không thể tha thứ. Với việc bị khởi tố về hành vi giết người, đối tượng thực hiện có thể đối diện với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Còn về số tiền bảo hiểm mà kẻ thủ ác đã nhận được sau khi đầu độc người thân, theo Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách Nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt…, nếu không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Ngoài ra, khoản 6 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng nêu rõ, trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật mà người bị cưỡng chế chưa thực hiện được ngay thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng một trong các biện pháp: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản. Bên cạnh đó, theo Điều 45 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản. Biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng - luật sư Nguyễn Văn Thịnh nhấn mạnh. Ngoài ra, theo luật sư Nguyễn Văn Thịnh, nếu xác định việc đầu độc không đơn thuần là mâu thuẫn mà để lấy tiền bảo hiểm, thì đối tượng Bích có thể bị xử lý về tội “Trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm”, quy định tại Điều 213, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Với tội danh này, đối tượng Bích có thể bị xử phạt tù cao nhất đến 7 năm.

Cần tăng cường quản lý việc mua bán hóa chất Cần tăng cường quản lý việc mua bán hóa chất

Từ hoạt động xác minh nguồn tin báo về tội phạm của quần chúng Nhân dân, Cơ quan Cảnh sát điều tra CA tỉnh Đồng ...

Ớn lạnh lời khai của người đàn bà dùng xyanua đầu độc 4 người thân gây rúng động Ớn lạnh lời khai của người đàn bà dùng xyanua đầu độc 4 người thân gây rúng động

Ngày 8/7, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ vụ án hành vi ...

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động