Thứ sáu 09/05/2025 15:52

Tiếp cận khán giả trẻ qua sân khấu học đường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Không kịch hóa nhân vật so với các vở diễn truyền thống, vở diễn lấy chất liệu từ tác phẩm văn học đưa lên sân khấu học đường mang lại sức sống mới cho sân khấu Thủ đô, thu hút khán giả trẻ đến thưởng thức.
Vở diễn “Cánh diều làng Vũ Đại” (Nhà hát Chèo Hà Nội) được dàn dựng công phu hướng đến đối tượng học sinh. Ảnh Nhà hát Chèo Hà Nội.
Vở diễn “Cánh diều làng Vũ Đại” (Nhà hát Chèo Hà Nội) được dàn dựng công phu hướng đến đối tượng học sinh. Ảnh Nhà hát Chèo Hà Nội.

Mới đây, Nhà hát Chèo Hà Nội đã có màn chào sân ấn tượng khi ra mắt vở chèo “Cánh diều làng Vũ Đại”. Vở diễn phỏng dựng tác phẩm Chí Phèo nổi tiếng của nhà văn Nam Cao được soạn giả Mai Văn Sinh chuyển thể chèo, NSƯT Lê Tuấn làm đạo diễn. Vở diễn khai thác chất bi và hài mang đậm dấu ấn chèo Hà Nội. Diện mạo của anh Chí, Thị Nở từ sách giáo khoa bước lên sân khấu dung dị, gần gũi, tạo cảm xúc mới mẻ cho người xem. Điều này lý giải những đêm diễn “cháy vé” vào mỗi dịp cuối tuần.

Theo NSƯT Thu Huyền, Phó GĐ phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội, “Cánh diều làng Vũ Đại” là vở diễn trọng điểm của Nhà hát Chèo Hà Nội năm 2023, tham gia Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030”.

Sức hút từ các tác phẩm văn học đã truyền cảm hứng sáng tạo cho các đơn vị nghệ thuật sân khấu Thủ đô. Nhà hát Kịch Hà Nội đang tập luyện vở “Tinh thần thể dục”, tác phẩm chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, do NSND Trung Hiếu viết kịch bản và đạo diễn. Từng tạo dấu ấn trong việc chuyển thể tác phẩm văn học “Thúy Kiều - Một kiếp đoạn trường” lấy cảm hứng từ kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, vở diễn “Tinh thần thể dục” được kỳ vọng sẽ nối tiếp thành công trước đó, đưa tác phẩm đến trường học trong năm học mới.

Nhà hát Múa rối Thăng Long hiện đang triển khai hai vở từ truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh để phục vụ các trường học; Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội có kế hoạch dàn dựng và phục dựng nhiều vở diễn lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học trong sách giáo khoa.

Nhiều năm nay, sân khấu Lệ Ngọc được biết đến là địa chỉ quen thuộc của nhiều khán giả Hà Nội khi là đơn vị đi đầu trong việc phỏng dựng các tác phẩm văn học lên sân khấu. Từ vở diễn “Thị Nở - Chí Phèo” lấy cảm hứng tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, vở “Vang bóng một thời” ghép nối giữa ba truyện ngắn trong tập truyện cùng tên, vừa tạo chiều sâu, vừa làm nổi bật tính kịch trong “Chữ người tử tù” đến các vở diễn dành riêng cho đối tượng thiếu nhi là vở “Dế mèn”, vở “Tấm Cám”, vở diễn “Cây tre trăm đốt”. Các vở diễn phỏng dựng các tích truyện được đánh giá chỉn chu, phù hợp với khán giả học sinh.

Sự khởi sắc của các tác phẩm văn học lên sân khấu là “chìa khóa” thu hút khán giả đến rạp. Theo tiến độ thực hiện, các Nhà hát sẽ phỏng dựng 51 vở diễn trong 70 tác phẩm văn học đặc sắc thuộc chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức từ 1.800 đến 2.000 buổi biểu diễn trong các trường học. Thông qua các buổi biểu diễn, định hướng tiếp cận khán giả trẻ, qua đó phát hiện tài năng nghệ thuật sân khấu tương lai.

Trước đây, mỗi tiết Ngữ văn học sinh tiếp thu kiến thức thụ động từ bài giảng của giáo viên đưa ra yêu cầu phân tích chi tiết nội dung từng tác phẩm, chỉ ra nét đặc sắc của tác phẩm văn học thì nay việc triển khai xây dựng vở diễn sân khấu đến trường học sẽ giúp cho học sinh được sống trong khoảnh khắc thật của tác phẩm so với cách học “chay” thông thường.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam khéo léo dàn dựng sân khấu: Tối giản để tôn nhan sắc thí sinh
Hari Won đập tan tin đồn chia tay Trấn Thành trên sân khấu Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
Bùng nổ cuộc thi sân khấu để “chấm” danh hiệu: Khi danh hiệu NSƯT, NSND có phần quá dễ dãi
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Vì sao "Lật mặt 8" lại có hai kết phim?

Vì sao "Lật mặt 8" lại có hai kết phim?

Nhiều khán giả sau khi xem "Lật mặt 8" tỏ ra tiếc nuối về kết phim không có hậu vì đạo diễn đã để ông Phước (Long Đẹp Trai) mất tích trong một cơn bão lũ. Tuy nhiên, nếu ai đó kiên nhẫn xem cảnh "after-credit" nhỏ cuối phim sẽ thấy phim có cái kết thứ 2, đó là ông Phước trở về sau nhiều ngày mất tích.
Nhan sắc xinh đẹp của "nàng thơ" phim "Thám tử Kiên"

Nhan sắc xinh đẹp của "nàng thơ" phim "Thám tử Kiên"

Đảm nhận vai Nga - nữ phụ của phim "Thám tử Kiên: kỳ án không đầu", nữ diễn viên Đoàn Minh Anh cho thấy khả năng diễn xuất tự nhiên, linh hoạt cùng nhan sắc cuốn hút.
Tác giả ca khúc tỷ view từng lập kỷ lục “Nhạc sĩ có nhiều sáng tác nhất dành cho thiếu nhi”

Tác giả ca khúc tỷ view từng lập kỷ lục “Nhạc sĩ có nhiều sáng tác nhất dành cho thiếu nhi”

Sau thành công vang dội của ca khúc tỷ view “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” dịp Đại lễ 30/4, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tiếp tục gây xúc động khi quyết định dành tặng 300 bài hát thiếu nhi cho 7.000 giáo viên âm nhạc trên cả nước, lan tỏa giá trị giáo dục âm nhạc cho thiếu nhi.
Nam sinh “ẵm” giải Vàng quốc tế

Nam sinh “ẵm” giải Vàng quốc tế

Tham gia kỳ thi Olympic toán quốc tế Turkmenistan 2025, em Nguyễn Phúc Nguyên đến từ Hà Nội là trường hợp đầu tiên của các trường tư thục góp mặt trong đội tuyển Việt Nam thi Olympic Toán quốc tế.
Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam lên khán đài phát biểu là cô gái Huỳnh Mạnh Phương - ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh. Không chỉ sở hữu giọng nói dõng dạc, truyền cảm và ấn tượng, Huỳnh Mạnh Phương còn đạt được chuỗi thành tích vô cùng ấn tượng.
Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh TP Hà Nội năm 2025 chính thức khép lại với các giải thưởng xứng đáng dành cho các đội thi. Ban Tổ chức đã trao 6 giải Chuyên đề, 21 giải Ba, 5 giải Nhì, 2 giải Nhất và 1 giải Đặc biệt. Trong đó, giải Đặc biệt thuộc về THCS và THPT Olympia.
Nghệ nhân Hà Nội đưa bản sắc nón Việt vươn xa

Nghệ nhân Hà Nội đưa bản sắc nón Việt vươn xa

Không dừng lại ở chiếc nón lá mộc mạc quen thuộc, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã thổi hồn vào sản phẩm truyền thống bằng sự sáng tạo đầy tâm huyết. Đó là kết hợp nón lá với lụa Hà Đông tạo nên những sản phẩm nghệ thuật vừa giữ gìn nét đẹp làng nghề nón lá truyền thống, vừa là sản phẩm du lịch độc đáo.
Thắp lửa nghề báo từ vùng đất cách mạng lịch sử

Thắp lửa nghề báo từ vùng đất cách mạng lịch sử

Trên hành trình “Về nguồn” tại vùng đất cách mạng Thái Nguyên – “Thủ đô gió ngàn” lịch sử, chúng tôi cảm nhận rõ ràng khí thế hào hùng của một thời kháng chiến cách mạng. Nơi đây, “cây bút là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, những người làm báo thời kỳ cách mạng đầu tiên của Việt Nam đã vượt qua biết bao khó khăn thời chiến để “giữ vững ngòi bút” như “cầm chắc cây súng”, truyền lửa tinh thần cho những người làm báo thời đại mới.
Kế hoạch triển khai Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Kế hoạch triển khai Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 162/2024/QH15 ngày 27/11/2024 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động