Thứ năm 23/01/2025 06:28

Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với mục đích nhằm tiếp thu trí tuệ, sáng tạo của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, đảng viên, giảng viên, để hoàn thiện Đề cương định hướng, Hội thảo khoa học Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được tổ chức ngày 29/9/2023 tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Sơ đồ phạm vi và quy mô lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030,  tầm nhìn đến 2050	Ảnh: Vũ Lê
Sơ đồ phạm vi và quy mô lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Ảnh: Vũ Lê

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, Hà Nội đang thực hiện đồng thời hàng loạt nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá và kỳ vọng sẽ tạo dấu ấn lớn trong lĩnh vực quy hoạch, trong đó có việc lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là bản quy hoạch Thủ đô lần đầu tiên được thực hiện theo phương pháp tích hợp với 17 lĩnh vực và 30 nội dung, nên lúc này càng cần tranh thủ khai thác, phát huy chất xám của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức trên địa bàn TP.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội thông tin, Hội thảo sẽ tập trung thảo luận, góp ý cho Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 4 nguyên tắc lập quy hoạch; 4 tư tưởng triết lý; 5 nhóm quan điểm phát triển Thủ đô; 3 phương án kịch bản phát triển và mục tiêu phát triển Thủ đô; 3 khâu đột phá (về thể chế, về phát triển hạ tầng, về nhân lực); 2 vùng động lực phát triển Thủ đô (tại khu vực thành phố Bắc sông Hồng và khu vực thành phố phía Tây); các phương hướng phát triển ngành lĩnh vực; phương án và giải pháp thực hiện quy hoạch.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Lê Ngọc Anh cho hay, tại Hội thảo lần này, 9 nhóm vấn đề cụ thể sẽ được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến gồm: Điều kiện phát triển của Thủ đô Hà Nội về tiềm năng lợi thế phát triển Thủ đô, văn hiến, văn hóa, nguồn lực; Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn, thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật, quản lý và bảo vệ môi trường; Nguyên tắc triển khai lập quy hoạch;

Tư tưởng, triết lý phát triển Thủ đô; Quan điểm phát triển Thủ đô (quan điểm chung, quan điểm về tổ chức không gian, quan điểm về quốc phòng - an ninh, quan điểm về phát triển kết nối hạ tầng và đô thị, Quan điểm về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường); Mục tiêu phát triển Thủ đô; Xác định 3 khâu đột phá và 2 vùng động lực phát triển Thủ đô;

Phương hướng phát triển và tổ chức không gian các ngành, lĩnh vực (ngành dịch vụ; công nghiệp xây dựng; nông, lâm nghiệp, thủy sản; văn hóa; các lĩnh vực xã hội; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; quốc phòng an ninh); Các giải pháp quy hoạch (giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch, giải pháp về huy động vốn đầu tư, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển, giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn).

Cận cảnh 9 cơ sở nhà đất tại Hà Nội sẽ di dời khỏi nội đô
Chú trọng phát triển 4 không gian
Xác định Chỉ giới đỏ tuyến đường quanh khu Tân Phong đến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài
Quân Đào
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động