Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước
Các công trình nhà xây quá tầng, công trình không đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, không có nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cần phải cắt điện, nước để ngăn chặn việc đưa người dân vào ở, tránh các hậu quả đáng tiếc.
Không gian ngầm của đô thị là nguồn tài nguyên phát triển Thủ đô
Đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ cho biết, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành đồ án quy hoạch chung về không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm nên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi, năng lực để triển khai các quy định mới. Không gian ngầm của đô thị cần được quản lý và sử dụng có hiệu quả, đây chính là nguồn tài nguyên để phát triển Hà Nội.
Đề xuất sửa đổi Nghị định của Chính phủ về Luật Điện ảnh để xóa “điểm nghẽn” cho phim Nhà nước đặt hàng sản xuất
Từ hiện tượng của bộ phim “Đào, phở và piano” gây sốt phòng vé Việt, câu chuyện về quảng bá và phát hành phim do Nhà nước đặt hàng tiếp tục được bàn luận trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Và Du lịch (VH,TT&DL) Nguyễn Văn Hùng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Hà Nội trợ cấp cho người có công hơn 1.000 tỷ đồng
Tính đến tháng 5/2024, TP Hà Nội đã chi trả trợ cấp hàng tháng cho người có công và thân nhân, trợ cấp một lần... với tổng số tiền là 1.012 tỷ đồng.
Cơ chế, chính sách đặc biệt sẽ tạo động lực để Thủ đô bứt phá
Đại biểu Tạ Văn Hạ- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này với những cơ chế đặc thù, chính sách đặc biệt sẽ tạo động lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá vượt lên trở thành một Thủ đô tầm cỡ khu vực và thế giới.
Đại biểu Quốc hội: cần thanh, kiểm tra, phòng ngừa cờ bạc trá hình dưới hình thức chơi pocker
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, vừa qua tại Hà Nội dư luận có phản ảnh về tình trạng nở rộ các giải poker tiềm ẩn nguy cơ cờ bạc trá hình, do vậy, các cơ quan chức năng, ngành văn hoá, thể thao, du lịch cần thanh kiểm, tra cho rõ ràng, rành mạch những trường hợp đó để phòng ngừa họ chơi cờ bạc trá hình, hết sức nguy hiểm.
Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa cả nước
PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, mong muốn Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa cả nước là có cơ sở. Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trở thành 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước.
Điểm ưu đãi, vượt trội giúp phát triển công nghiệp văn hóa
Bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH&TT Hà Nội cho biết, những quy định mới và điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa đã được nêu trong một số Điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chính là sự tháo gỡ bước đầu cho vấn đề trọng tâm của TP Hà Nội trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Xây dựng nếp sống lành mạnh và an toàn
Tại tọa đàm trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV. Liên quan đến vấn đề có nồng độ cồn khi tham gia giao thông vẫn được nhiều người quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển
PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.
Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động
Điều 111 của dự thảo Luật Việc làm quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), làm việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp nghỉ mà không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động. Chiếu theo quy định này, chỉ người nghỉ việc vì bị quấy rối tình dục, ngược đãi, đánh đập, tổn hại danh dự... đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp.
Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội
Bằng những công trình, phần việc ý nghĩa, 580 công trình thanh niên là dấu ấn quan trọng trong công tác thanh niên Thủ đô năm 2024, góp sức trẻ cho một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.
Quy định về đầu ra khi kết thúc cơ chế thử nghiệm
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm mà chưa có quy định về đầu ra. Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung các quy định này trong dự thảo Luật.
Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần quy định rõ là vị trí tuyển dụng hay thu hút và làm việc, thậm chí là bổ nhiệm. Đồng thời, cần quy định rõ là thủ tục, trình tự, làm thế nào từ việc thu hút, tuyển dụng tới việc sử dụng, quản lý họ và giữ chân được họ.
Truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Đó là một trong những nội dung hướng đến của cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vừa được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức phát động.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): thu hút nhân tài từ kinh nghiệm quốc tế
TS Tạ Quang Ngọc - Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức và chính quyền Hà Nội có thể tham khảo một số quốc gia thành công trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút nhân tài.
Cựu chiến sĩ Điện Biên kể chuyện trực tiếp đánh cứ điểm A1
Ở tuổi 91, đại tá Nguyễn Thụ vẫn giữ được giọng nói hào sảng, trí nhớ minh mẫn khi kể lại rành mạch về cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đặc biệt là cuộc chiến đấu tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch trên đồi A1 - trận địa ác liệt nhất.
Người dân Việt Nam mãi khắc ghi về lịch sử
Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã viết lên một “thiên sử vàng” với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy.
Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học
Luật gia Nguyễn Bá Hội – Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (VIM) cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cố gắng xây dựng được cơ chế, chính sách cho khoa học và công nghệ phát triển. Đồng thời, nên đề cập đến việc Thủ đô phải tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học cơ bản.
Đảm bảo nguồn tiền cải cách tiền lương
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Theo đó, quyết định từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương.
Hồi ức của cựu dân công hỏa tuyến góp sức cho “tuyến lửa” Điện Biên Phủ
70 năm qua, ký ức về những tháng ngày vượt mưa bom, bão đạn để vận chuyển hàng nghìn tấn lương thực, quân trang, vũ khí, đạn dược, mở hàng trăm km đường phục vụ chiến trường vẫn in đậm trong trái tim cựu dân công hỏa tuyến Lưu Văn Tùng (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội).
Cử tri mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua
Trình bày tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Văn Lộc, đại diện cử tri phường Kim Liên, quận Đống Đa cho biết, tại kỳ họp tới, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và một số dự án luật quan trọng khác, ông mong các luật này sớm được đi vào cuộc sống nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Ký ức Điện Biên của cựu thanh niên xung phong Hà thành
Ở tuổi 90, ông Trần Khắc Lộng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn nhớ như in kỷ niệm của những ngày gian khó “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”… vượt qua hàng chục “chảo lửa” trên đường hành quân, trực tiếp tham gia phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhiều nội dung mới mang tính đột phá
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quy định của luật. Nếu 2 luật mới, sửa đổi này đi vào cuộc sống sẽ mang nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và bổ sung một số quy định để tạo điều kiện cho các tổ chức, DN, cá nhân tham gia phát triển nhà ở…
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những trận đánh nổi bật của thế kỷ XX
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp được các học viện quân sự trên thế giới nghiên cứu và gọi là trận Stalingrad của Việt Nam.
Đề xuất xây dựng bảng lương riêng cho các nhân tài
Tiến sĩ Trần Thị Quyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, pháp luật về thu hút nhân tài cần xây dựng bảng lương riêng cho các nhân tài đã thu hút. Bảng lương này có thể được xây dựng cao hơn 8 lần so với bảng lương của những người cùng vị trí việc làm tương tự.
Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Ngày 4/5, Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội: hoạt động hội chợ sẽ không được tổ chức ở Hồ Gươm
Các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận sẽ bị cấm.
Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Tiến sĩ Lại Thị Phương Thảo, Trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất để giải quyết các thách thức trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường đầu tư và nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, tạo liên kết chặt chẽ giữa giáo dục và DN, cải thiện quản lý và chính sách, nâng cao ý thức và nhận thức của giáo viên, sinh viên và cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng giáo dục và đào tạo.