Thứ năm 23/01/2025 06:27
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật gia Nguyễn Bá Hội – Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (VIM) cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cố gắng xây dựng được cơ chế, chính sách cho khoa học và công nghệ phát triển. Đồng thời, nên đề cập đến việc Thủ đô phải tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học cơ bản.
Luật gia Nguyễn Bá Hội.                  Ảnh: Hồng Thái
Luật gia Nguyễn Bá Hội. Ảnh: Hồng Thái

Tạo điều kiện cho phát triển văn hóa

Chia sẻ với PV bên lề Hội thảo góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Hội Luật gia Hà Nội tổ chức mới đây, luật gia Nguyễn Vinh Tùng, Trung tâm Tư vấn pháp luật, Hội Luật gia Hà Nội cho biết, dự thảo Luật sửa đổi lần này có những bước tiến bộ so với Luật cũ và dự thảo Luật năm 2023, cả về cấu trúc cũng như đề cập đầy đủ các cái mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội. Ông Vinh Tùng cho rằng, yêu cầu của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chưa được rõ về yếu tố con người là yếu tố chủ thể và yếu tố linh hồn, biểu tượng của Hà Nội. Do đó, cần phải đưa như thế nào để tăng yếu tố nội lực cho việc thực hiện Luật cũng như phát triển Thủ đô.

Bên cạnh đó, cần có kết nối với chủ trương của Đảng về chiến lược con người và chiến lược phát triển kinh tế ở vùng đất linh thiêng, có bề dày lịch sử, bề dày văn hóa. Chiến lược con người phải thể hiện rõ hơn để quy định những tính vượt trội, tính đặc biệt cho sự phát triển Thủ đô.

Do vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần có cách đặt vấn đề ở bố cục cũng như các chương, điều đặc biệt hơn, có tính riêng biệt và tính vượt trội thì giá trị của Luật cao hơn. Nói cách khác, giá trị của Luật Thủ đô lần này phải có tính vượt trội - đây là yêu cầu lớn nhất của việc xây dựng Luật. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng dự thảo Luật với những chương, điều mới có tính cụ thể, nằm trong tính toàn diện và phát triển, đặc biệt là phải căn cứ vào thực tế của Thủ đô để có biện pháp đồng bộ và quy định vượt trội hơn.

Cùng chia sẻ góp ý về Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận Hoàng Mai Nguyễn Anh Thư cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô lần này đã kế thừa và phát huy được Luật Thủ đô năm 2012, đã cụ thể hóa được rất nhiều điểm chung ở trong Luật Thủ đô năm 2012. Ở góc độ cá nhân, bà Anh Thư rất tâm đắc với vấn đề phát triển văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tuy nhiên, bà có một góp ý nhỏ là nên làm rõ những khái niệm, tính định tính trong luật, vì Luật cần phải cụ thể hóa và rõ ràng. Bởi lẽ, khi các địa phương được tạo điều kiện cho phát triển văn hóa, từ đó thúc đẩy thương mại cũng như kinh tế của địa phương phát triển, thì sẽ có đóng góp trở lại. Bà Anh Thư mong muốn trong thời gian tới, có thêm nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc và công tâm hơn nữa để Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm hoàn thiện và được đưa cuộc sống.

Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đang hành hiện trên máy.     Ảnh: ĐHQGHN
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đang hành hiện trên máy. Ảnh: ĐHQGHN

Chú trọng vào công tác giáo dục và đào tạo

Cùng góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), luật gia Nguyễn Bá Hội – Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (VIM) thông tin, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này so với Luật Thủ đô năm 2012 có nhiều tiến bộ, đề cập đến rất nhiều vấn đề một cách toàn diện hơn và chi tiết hơn. Tuy nhiên, trong các điều luật nói chung lại đang đề cập đến mục tiêu và định hướng nhiều hơn là những quy định cụ thể. Ông Hội mong muốn trong dự thảo Luật lần này tất cả các điều mang tính định hướng sẽ được cụ thể, chi tiết hơn, các thuật ngữ mang tính định tính, không định lượng được thì có thể giảm bớt đi, để đảm bảo cho tính khả thi của Luật.

Bên cạnh đó, nên chọn những vấn đề cốt lõi đưa vào Luật để làm động lực phát triển Thủ đô. Muốn xây dựng được Thủ đô văn minh lịch sự, xứng tầm với thế giới, trước hết phải chú trọng vào công tác giáo dục và đào tạo. Vì chỉ có con người khi đạt được trình độ văn minh, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay thì mới xây dựng được Thủ đô tốt và đáp ứng được cái nhu cầu, mong muốn đặt ra.

Ngoài ra, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cố gắng xây dựng được cơ chế, chính sách cho khoa học và công nghệ phát triển, vì khoa học công nghệ phát triển là động lực để Thủ đô phát triển. Có lẽ Luật lần này cũng nên đề cập đến việc Thủ đô phải tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học cơ bản.

Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ Lê Trung Đức cho rằng, dự thảo Luật lần này rất đầy đủ, chặt chẽ và quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội và phân cấp, phân quyền rất rõ ràng. Do đó, ông tham gia góp ý và làm rõ thêm về “Tổ chức chính quyền đô thị”. Cụ thể, tại Chương 2 về “Tổ chức chính quyền đô thị”, cần quy định phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã ban hành.

Tại Chương 3 quy định về “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô”, cần quy định rõ ở từng mục, chia ra làm 4 mục, gồm: Xây dựng Thủ đô; Phát triển Thủ đô; Quản lý Thủ đô; Bảo vệ Thủ đô. Sắp xếp, bố trí từ Điều 17 đến Điều 33 vào 4 mục này.

Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Đề xuất xây dựng bảng lương riêng cho các nhân tài
Cử tri mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động